VIỆT NAM CẦN LÀM GÌ KHI CÁC QUỐC GIA TRONG KHU VỰC ĐÔNG NAM Á LIÊN TỤC CÓ NHỮNG ĐỘNG THÁI CẠNH TRANH HÚT FDI?
Ngày:18/06/2020 04:24:03 CH
Thương chiến Mỹ - Trung cộng hưởng cùng hiệp định thương mại EVFTA và EVIPA (hai văn kiện quan trọng mở ra chân trời mới hợp tác toàn diện Việt Nam - EU) và vị thế được củng cố hậu Covid 19 nhờ những phương án xử lý đúng đắn và kịp thời từ chính phủ đã giúp Việt Nam nhận được cơ hội hiếm cho sự “chuyển biến ngoạn mục” trong thu hút nguồn vốn FDI.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hàng loạt các nước trong khu vực đang có những động thái cạnh tranh hút vốn FDI vô cùng quyết liệt như: Ấn Độ tuyên bố sẽ tiếp nhận 1.000 nhà máy lớn, đã sẵn sàng đất đai và chuẩn bị mọi thứ cho điều này. So với Việt Nam, Ấn Độ có trình độ công nghệ thông tin cao hơn nhiều, cạnh tranh được với cả Mỹ, Trung Quốc. Số lượng kỹ sư, người lao động được đào tạo hàng năm thuộc diện cao nhất thế giới. Đồng thời, hiện chi phí cho nhân công ở Ấn Độ cũng rẻ hơn ở Việt Nam.
Trong khi đó, Indonesia là quốc gia mạnh nhất trong ASEAN, có dân số gần 300 triệu người, gấp 3 lần Việt Nam. Chính phủ Indonesia rất quan tâm đến thu hút đầu tư nước ngoài, thậm chí trực tiếp phê duyệt các dự án chỉ 70-80 triệu USD, có 300 công nhân. Indonesia cũng tuyên bố sẵn sàng một khu công nghệ 4.000 ha để đón nhận các dự án công nghệ cao dịch chuyển khỏi Trung Quốc.
Do đó Việt Nam cần có một kế hoạch dài hơi và cụ thể để cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, đón đầu làn sóng hút vốn FDI.
ĐÀO TẠO NHÂN LỰC CHUYÊN SÂU
Hiện nay, lợi thế lớn nhất của Việt Nam là có lực lượng lao động dồi dào và cơ cấu lao động trẻ, chi phí nhân sự thấp. Tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, yêu cầu đặt ra đối với chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đó là phải chuẩn bị lực lượng lao động để có thể đáp ứng và hưởng lợi từ các cam kết quốc tế và đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.
Để làm được điều đó, Việt Nam cần điều chỉnh chính sách đào tạo nhân lực theo hướng nâng cao năng lực chuyên môn, đào tạo chuyên sâu không chỉ về trình độ chuyên môn mà cả tác phong làm việc và hoà nhập văn hoá doanh nghiệp (phù hợp với từng Quốc gia tới Việt Nam đầu tư)
VIỆT NAM CẦN CÓ ƯU ĐÃI MỚI TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP
Ảnh minh họa
Ngoài việc chú trọng vào đào tạo nhân lực thì Việt Nam cần có chiến lược xây dựng lợi thế mang tính lâu dài để thu hút vốn FDI. Cụ thể, doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là xây dựng các nhà máy sản xuất… Các nhà máy sản xuất này sẽ kéo theo những gia tăng về vận nhập khẩu, vận chuyển nguyên liệu đầu vào và vận chuyển, xuất khẩu các thành phẩm đầu ra.
Do đó các doanh nghiệp vốn FDI có nhu cầu tập kết, vận tải hàng hóa rất lớn. Đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ quan tâm đến hệ thống thu gom hàng, vận chuyển hàng hóa trong nội địa Việt Nam. Trong khi đó, hình thức vận tải chính hiện nay là vận tải đường bộ, chiếm tới hơn 80% khối lượng hàng hóa. Nhưng mức cước phí vận tải đường bộ tại Việt Nam đang ở mức cao, cao hơn 3 lần so với đường biển hoặc đường sắt và cao nhất thế giới, Việt Nam cần có những bước đi đúng đắn trong việc điều chỉnh mức cước phí vận tải đường bộ phù hợp nhất.
Ngoài ra Chính phủ, Bộ, Ban ngành và các Tỉnh cần có những chính sách hỗ trợ thông quan cho các nhà đầu tư, hỗ trợ trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư, thi công xây dựng và quá trình sản xuất cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Hơn thế nữa những thông tin quy hoạch, chi tiết về ưu đãi đầu tư và các chính sách hỗ trợ của từng tỉnh cần được công khai minh bạch để đảm bảo môi trường đầu tư công bằng nhất cho các Nhà đầu tư nước ngoài.
RÀ SOÁT LẠI HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
Ngoài những nguyên tắc mang tính quốc gia đối với các dự án đầu tư như: đảm bảo an ninh quốc phòng và tiêu chuẩn về môi trường, xã hội cần thực hiện nghiêm ngặt, Việt Nam cần tiếp tục rà soát lại hệ thống pháp luật (nhất là các Luật Đầu tư, Đầu tư công, Đất đai, Quy hoạch), đề xuất với Quốc hội sửa đổi luật theo thủ tục rút gọn, một luật sửa nhiều luật và đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, chú trọng phòng, chống bằng những cải cách về thể chế, bằng sự công khai, minh bạch của pháp luật và các hoạt động kinh tế.
Đồng thời kết hợp thảo luận bằng hình thức trực tuyến để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành những chính sách mới có tính chất đột phá để đáp ứng tốt hơn yêu cầu cải cách môi trường kinh doanh trong giai đoạn phát triển mới hiện nay. Thậm chí, có thể nghiên cứu triệu tập kỳ họp bất thường của Quốc hội để sửa đổi kịp thời các luật nêu trên.
ĐẦU TƯ HẠ TẦNG CHIẾN LƯỢC
Chính phủ cần dành thêm nguồn lực đầu tư cho những hạ tầng chiến lược, có vai trò kết nối vùng, liên vùng như đường cao tốc, sân bay, bến cảng, hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin và phát triển thương mại điện tử.
XÂY DỰNG HỆ THỐNG DOANH NGHIỆP PHỤ TRỢ
Ngoài ra, doanh nghiệp FDI cũng rất chú trọng, hay rõ hơn là cần đến hệ thống doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ. Nhưng hệ thống doanh nghiệp phụ trợ của Việt Nam hiện nay rất thiếu và chủ yếu ở quy mô nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp FDI.
Do đó, Việt Nam cần những bước chuyển mang tính lâu dài không đơn thuần là đưa ra các chính sách nhỏ lẻ mà cần đặt ra một chiến lược phát triển mới cho phù hợp với cục diện thế giới mới.
TẬP TRUNG NGUỒN LỰC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG SẠCH
Dựa vào điều kiện nhất định của từng địa phương, Chính phủ cần tập trung nguồn lực thực hiện các chính sách giải phóng mặt bằng sạch và cho đấu giá công khai lựa chọn nhà đầu tư để tạo một sân chơi công bằng, minh bạch thu hút thêm các Nhà đầu tư nước ngoài.
THAY ĐỔI PHƯƠNG THỨC XÚC TIẾN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP
Đặc biệt để vươn lên trong cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt này, Chính phủ cần thay đổi phương thức xúc tiến đầu tư Bất động sản công nghiệp, thay vì những yêu cầu, thủ tục rườm rà, khắt khe thông qua các Bộ, Ban ngành, Việt Nam cần tạo điều kiện cho các công ty xúc tiến đầu tư Bất động sản công nghiệp uy tín, chuyên môn cao như IIP VIETNAM.
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 VÀO XÚC TIẾN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ trên nền tảng Internet vạn vật kết nối đã và đang tác động mạnh mẽ đến hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề trên toàn thế giới. Để không bị tụt lại phía sau guồng quay phát triển toàn cầu, Việt Nam cũng cần ứng dụng công nghệ vào các sản phẩm bất động sản công nghiệp.
Giải pháp chính là tạo ra các Ứng dụng tích hợp công nghệ 4.0 để giúp các chủ đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận, trực tiếp quan sát và lựa chọn các KCN/CCN tại Việt Nam, phục vụ cho việc xúc tiến đầu tư KCN/CCN một cách hiệu quả nhất.
Thấu hiểu điều này, IIP VIETNAM đã và đang hoàn thiện một hệ sinh thái hỗ trợ toàn diện việc thu hút Nhà đầu tư nước ngoài về Việt Nam bao gồm Cổng thông tin Bất động sản công nghiệp Việt Nam http://iipvietnam.com/, ứng dụng Mobile app tích hợp công nghệ lõi IIP TECH, được thiết kế trên nền tảng tích hợp những tính năng ưu việt của Google, Meet, Facebook, Insta, Skype, Zalo, tạo ra hàng loạt các sản phẩm công nghệ "All in one" với tính năng đột phá phục vụ Xúc tiến đầu tư Bất động sản trong & ngoài nước, đào tạo BĐS, thương mại hóa toàn cầu.
Mọi thông tin liên hệ hợp tác, vui lòng gọi tới Hotline: 1900888858 hoặc Email: info@iipvietnam.com.
Website: http://iipvietnam.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/iipvietnam