Việt Nam: Lựa chọn tốt nhất để mở nhà máy sản xuất trong khu vực Đông Nam Á.

Cung cấp cơ hội đầu tư cho mọi lĩnh vực, từ sản xuất khóa kéo cho đến chế tạo tàu cao tốc, Việt Nam từ lâu đã được công nhận là một trung tâm thu hút vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI).

Tạp chí News & World Report của Mỹ tháng trước đã xếp hạng Việt Nam đứng thứ tám trong danh sách 29 nền kinh tế tốt nhất để đầu tư, và các nước ASEAN xếp thứ hạng gần nhất trong danh sách này là Malaysia (đứng thứ 13), Singapore (đứng thứ 14) và Indonesia (đứng thứ 18). Uruguay là nước đứng đầu danh sách, tiếp theo là Ả Rập Saudi, Luxembourg, Ấn Độ và Ba Lan.

Kể từ khi đưa ra các chính sách định hướng thị trường theo chủ trương Đổi mới vào những năm 1980, Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới - và FDI đã đóng góp một phần lớn trong sự tăng trưởng đó nhờ vào chính sách thu hút đầu tư đa dạng nhiều lĩnh vực.

Nhà sản xuất khóa kéo lớn nhất thế giới đến từ Nhật Bản, YKK Corporation bắt đầu vận hành nhà máy thứ hai tại Việt Nam vào tuần trước. Tập đoàn này đã đầu tư 60 triệu đô la Mỹ vào cơ sở sản xuất ở tỉnh Hà Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 40km về phía nam.

Trong khi đó, vào tháng 5, Hyundai Hàn Quốc đã bày tỏ ý định đầu tư vào dự án tàu cao tốc Bắc-Nam, tuyến tàu cao tốc kết nối Hà Nội với Thành phố Hồ Chí Minh – dài hơn 1.500 km.

Thành tích thuyết phục

Bảng xếp hạng nói trên của News & World Report Hoa Kỳ, được lấy từ kết quả của một cuộc khảo sát, dựa trên góc nhìn của gần 7.000 người tham gia là những người có quyền ra quyết định kinh doanh trên toàn thế giới. Những người tham gia đã xếp hạng các quốc gia dựa trên tám thuộc tính bao gồm: ổn định kinh tế, môi trường thuế thuận lợi, lực lượng lao động lành nghề, chuyên môn công nghệ, tinh thần kinh doanh, khả năng đổi mới, sự năng động và mức độ tham nhũng.

Việt Nam, với rất nhiều phương diện được đánh giá cao, đã tăng mức thu hút vốn FDI từ 11,5 tỷ đô la Mỹ năm 2008 lên 35,46 tỷ đô la Mỹ vào năm ngoái.

Tổng cộng đã có 112 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam trong năm ngoái, trong đó Nhật Bản dẫn đầu với 8,59 tỷ đô la Mỹ - tiếp theo là Hàn Quốc (7,2 tỷ đô la Mỹ) và Singapore (5 tỷ đô la Mỹ).

Theo truyền thống, ngành sản xuất và chế biến của Việt Nam đã thu hút được nhiều sự quan tâm nhất từ các nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể, ngành này đã thu hút 16,58 tỷ đô la Mỹ vốn FDI vào năm ngoái - tiếp theo là lĩnh vực bất động sản (6,6 tỷ đô la Mỹ) và lĩnh vực bán lẻ (3,67 tỷ đô la Mỹ).

Số liệu thống kê của năm nay cũng không kém phần ấn tượng.

Khi cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài (FIA) của Việt Nam hồi tháng trước đã tuyên bố rằng có tổng cộng 14,22 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đã được giải ngân từ đầu năm đến nay - tăng 7,3% so với năm ngoái - và 2.759 dự án mới với tổng giá trị đầu tư cam kết là 10,97 tỷ USD cũng đã được phê duyệt.

Báo News & World Report Hoa Kỳ không phải là đơn vị duy nhất khẳng định vị thế của Việt Nam là một trung tâm thu hút FDI.

Mới hôm qua, báo chí Việt Nam  cho biết ông Sam Cheong Chwee Kin, Giám đốc điều hành kiêm Giám đốc Cơ quan tư vấn đầu tư nước ngoài trực tiếp của Tập đoàn Ngân hàng United Overseas (UOB), đã ca ngợi Việt Nam là một điểm sáng trong thu hút FDI ở ASEAN .

Ông đặc biệt chú ý đến những nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc củng cố cơ sở hạ tầng tại các vùng kinh tế và vùng công nghiệp trọng điểm như thành phố cảng Hải Phòng, nơi đã giúp Việt Nam phát triển kinh tế khu vực đông bắc.

Việt Nam đã bắt đầu thành lập các khu vực kinh tế đặc biệt (SEZ) để thu hút sản xuất và sử dụng lao động chuyên sâu vào cuối những năm 1990 và 2000, và từ 60 đến 70% tổng số vốn FDI nằm trong các SEZ này.

Chi phí lao động thấp, mức ưu đãi về thuế cao.

Các nhà đầu tư vào Việt Nam bị thu hút bởi chi phí cạnh tranh, chi phí lương thấp và cơ sở hạ tầng phát triển. Ngoài ra, các nhà đầu tư có một lý do khác để ở lại khi họ tìm hiểu về các ưu đãi thuế được áp dụng cho nhiều ngành công nghiệp và dự án trong cả nước.

Koushan Das, người đã giám sát các dự án ở Ấn Độ và ASEAN cho công ty Tư vấn kinh doanh Dezan Shira & Associates cho biết, Việt Nam đã phát triển được một trong những chế độ thuế cạnh tranh nhất ở Đông Nam Á.

Các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là những nhà đầu tư tham gia vào các lĩnh vực sản xuất có giá trị gia tăng cao một chút, có thể sử dụng các ưu đãi về thuế để đưa mình vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh trong những năm tới, ông nói thêm.

Các yếu tố khác như chiến tranh thương mại Mỹ-Trung cũng góp phần tác động tới dòng vốn FDI gần đây, khi mà các công ty tiến hành chuyển một số cơ sở sản xuất đặt tại Trung Quốc sang Việt Nam - nổi bật phải kể đến Hồng Kông - Nhà đầu tư lớn nhất Việt Nam năm nay với 5,89 tỷ USD.

Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại kể trên cũng chỉ thúc đẩy một xu hướng đã hiện hữu trong nhiều năm - đó là các công ty Trung Quốc buộc phải quyết định đầu tư vào công nghệ tự động nhằm tiết kiệm lao động hoặc chuyển đến các khu vực có lao động giá rẻ hơn.

Mặc dù chi phí lao động có thể tương đối thấp ở Việt Nam. Việt Nam đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển lao động lành nghề là yếu tố chính trong việc khuyến khích FDI- đồng thời khuyến khích đổi mới và tăng cường sử dụng công nghệ mới.

Mặc dù năng suất lao động của Việt Nam đã được cải thiện trong thập kỷ qua, nhưng vẫn còn thấp so với các thành viên ASEAN khác - điều này được cho là thách thức lớn nhất của đất nước trong việc duy trì vị thế là một điểm đến hấp dẫn nhất Đông Nam Á cho các nhà đầu tư.

Nguồn: The Asean Post

Chat qua zalo