Việt Nam sẽ có 2.000 doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ đảm bảo cung ứng cho

Tới năm 2030, nước ta sẽ có khoảng 2.000 doanh nghiệp đáp ứng đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các công ty lắp ráp và các tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời sản phẩm công nghiệp phụ trợ sẽ đáp ứng 70% nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong trong nước; chiếm khoảng 14% tổng giá trị của sản xuất công nghiệp.

"Trên thực tế nhu cầu về công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp FDI đang hoạt hoạt động tại Việt Nam là rất lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu từ các đại bàng FDI tại Việt Nam. Các doanh nghiệp phụ trợ của Việt Nam số lướng còn nhỏ so với thị trường và hoạt động chưa thực sự hiệu quả nên tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam chưa cao. Nhiều nguyên liệu, trang thiết bị và công đoạn vẫn phải nhập khẩu và xử lý ở nước ngoài. Theo ông Đoàn Duy Hưng (Tổng Giám Đốc IIP VIETNAM) chia sẻ:" rất nhiều khách hàng của IIP VIETNAM trong quá trình tìm hiểu thông tin để quyết định lựa chọn vị trí mở nhà máy đều đề cập đến việc các doanh nghiệp phụ trợ này, đây là một trong những điều kiện vô cùng quan trọng để khách hàng đưa là quyết định đầu tư. Đồng thời cũng có rất nhiều nhà đầu tư như nhờ IIP kết nối với các doanh nghiệp phụ trợ cần thiết trong quá trình sản xuất.

Nghị quyết 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành với nhiều chính sách mới nhằm tạo nên đòn bẩy lớn cho nền công nghiệp chế biến, chế tạo cùng với công nghiệp hỗ trợ.

Với những quyết sách đúng đắn và kịp thời của chính phủ, IIP VIETNAM nhận định trong thời gian tới các doanh nghiệp phụ trợ sẽ có sự phát triển vượt bậc, tăng tốc để đón đầu, kịp thời " dọn tổ để đón đại bàng FDI".

Mục tiêu Nghị quyết 115/NQ-CP đã đặt ra là từ nay đến 2025 các doanh nghiệp của Việt Nam có khả năng cung cấp được các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ mang tính cạnh tranh cao, đáp ứng được khoảng 45% nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng trong nước; chiếm tổng tỷ trọng khoảng 11% giá trị sản xuất của tất cả lĩnh vực công nghiệp; với tầm 1.000 doanh nghiệp có đủ năng lực để cung ứng trực tiếp cho các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam và các doanh nghiệp lắp ráp và trong đó, doanh nghiệp trong nước chiếm con số khoảng 30%.

Đến năm 2030 sản phẩm công nghiệp phụ trợ đáp ứng 70% nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa; chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất công nghiệp. Có khoảng 2.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam.

Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, Nghị quyết đề ra những biện pháp chính sau:

Tập trung xây dựng, hoàn thiện và hiệu quả tối đa, đồng bộ hóa các chính sách, quy định đặc thù phát triển công nghiệp phụ trợ và các ngành công nghiệp sơ chế, chế biến, chế tạo. Ưu tiên đảm bảo các điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển công nghiệp phụ trợ.

Tiếp tục tiến hành các cơ chế ưu đãi về vốn, lãi suất đối với những doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ, công nghiệp sơ chế, chế biến và chế tạo. Tập trung phát triển khi vay vốn ngắn hạn của các tổ chức tín dụng; Nhà nước sẽ tiến hành cấp bù chênh lệch lãi suất (tối đa không quá 5%/năm) cho các khoản vay trung và dài hạn của những doanh nghiệp để thực hiện đâu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp phụ trợ được ưu tiên tập trung phát triển.

Thu hút vốn đầu tư hiệu quả cùng với đẩy mạnh kết nối kinh doanh, kết nối các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong và nước ngoài; xây dựng, mở rộng các khu công nghiệp phụ trợ tập trung để tạo một hệ thống liên kết các ngành nghề;đẩy mạnh phát triển những ngành công nghiệp vật liệu để nâng cao việc chủ động nguyên vật liệu đầu vào, hạn chế tối đa vào việc nhập khẩu, nâng cao giá trị nội địa hóa, tăng sức cạnh tranh các sản phẩm và vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trên chuỗi giá trị toàn cầu hiện nay.

Phát triển thị trường nội địa cũng như thị trường nướcngoài để nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ và các ngành công nghiệp có liên quan. Khai thác các ưu đãi từ hiệp định FTA và các hiệp định thương mại đã ký kết; có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung tham gia một cách có hiệu quả tất cả những hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết...

Tiến hành xây dựng và hoạt hiệu quả các Trung tâm kỹ thuật để hỗ trợ phát triển công nghiệp từng vùng miền và các địa phương. Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển với tư duy sáng tạo, nghiên cứu phát triển (R&D), chuyển giao công nghệ mới để, nâng cao năng lực cạnh tranh và năng suất chất lượng sản phẩm, tạo cơ hội tham gia sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu.

Tập trung nâng cao năng lực khoa học công nghệ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển nhằm tạo sự bứt phá về hạ tầng công nghệ, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ..

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo thông qua các chiến lược quốc gia về nâng cao tay nghề, nâng cao liên kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp.

Chat qua zalo