Bất động sản công nghiệp Việt Nam: Tình hình đầu 6 tháng đầu năm 2020

Theo dữ liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính trong 6 tháng đầu năm, tổng số vốn đăng ký đầu tư cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài lên đến 18,82 tỷ USD.

Trên cả nước hiện có 32.391 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đầu tư là 380,6 tỷ USD. Trong đó tạm tính có khoảng 10,12 tỷ đã giải ngân được USD, bằng khoảng 95,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Lĩnh vực doanh bất động sản bao gồm cả bất động sản công nghiệp Việt Nam có tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 2,8 tỷ USD với hơn 900 dự án.

Hiện đã có 104 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có mặt và tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Singapore tạm đang dẫn đầu với tổng vốn đầu tư là 6,44 tỷ USD, chiếm khoảng 34,1%; Hàn Quốc xếp thứ hai với khoảng 2,8 tỷ USD tổng số vốn đầu tư, Trung Quốc ở vị trí thứ 3 với 1,7 tỷ USD, theo sau là các quốc gia khác là Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan,...Tuy nhiên nếu xét về dự án thì Hàn Quốc đứng đầu với 421 dự án

59 tỉnh, thành phố trên cả nước được cả nhà đầu tư nước ngoài rót vốn đầu tư trong 6 tháng vừa qua. Tỉnh thành dẫn đầu là Bạc Liêu với số vốn đầu tư là 4 tỷ USD, chiếm khoảng 21,3% tổng vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam. Hà Nội đứng thứ 2, TP Hồ Chí Minh đứng thứ 3, theo sau lần lượt là các tỉnh thành khác như Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Hải Phòng… Đối với bất động sản công nghiệp Việt Nam thì đây luôn là những khu vực có sức hút nhất đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong đó TP Hồ Chí Minh có nhiều dự án nhất với 598 dự án, Hà Nội đứng thứ hai với 336 dự án, Bắc Ninh với 102 dự án đứng thứ ba.

Một số dự án lớn được đầu tư, mở rộng trong thời gian vừa qua:

Dự án Khu trung tâm đô thị tây Hồ Tây điều chỉnh đầu tư tăng thêm 774 triệu USD.

Dự án mở rộng nhà máy INTC sản xuất linh kiện điện từ, tổng vốn đầu tư là 150 triệu USD tại Phú Thọ.

Dự án Tổ hợp hoá dầu miền Nam ở Bà Rịa – Vũng Tàu, điều chỉnh vốn đầu tư lên 1,386 tỷ

Bên cạnh đó cũng có thể thấy xu hướng bất động sản công nghiệp Việt Nam thời gian qua cũng có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm đến các tỉnh thành khác bởi ưu đãi hấp dẫn về thuế, phí thuê đất.

Nền kinh tế thế giới đã chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19, một số hoạt động hoạt động sản xuất, kinh doanh đã tê liệt và đình trệ. Thậm chí có doanh nghiệp phá sản, giải thể hay hoạt động cầm chừng. Việc di chuyển của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng như quyết định đầu tư các dự án mới hay mở rộng quy mô khó khăn hơn rất nhiều. Tuy nhiên lĩnh vực kinh doanh bất động sản nói chung và bất động sản công nghiệp Việt Nam nói riêng vẫn thu hút tới 59,8 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 15,7% trên tổng số vốn đầu tư )

Với việc phòng chống đại dịch Covid - 19 hiệu quả và tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng như các chế độ, chính sách ưu đãi của chính phủ, xu hướng bất động sản công nghiệp Việt Nam các tháng cuối năm sẽ rất sôi động.

Chat qua zalo