CEO IIP VIETNAM KHÁT KHAO MÃNH LIỆT ĐƯA BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VƯƠN RA THẾ GIỚI
Ngày:18/06/2020 03:36:23 CH
Đã "quá niên trạc ngoại tứ tuần" nhưng ông Đoàn Duy Hưng, Tổng Giám đốc, Chiến lược gia IIP VIETNAM, với 18 năm lăn lộn trong lĩnh vực đầu tư và xúc tiến đầu tư bất động sản, vẫn chưa dành thời gian nghỉ ngơi hay chọn cho mình một hướng đi an toàn mà vẫn quyết định đương đầu với thử thách, cháy hết mình cùng đam mê và khát khao cháy bỏng đưa bất động sản công nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới.
Ông Đoàn Duy Hưng - Tổng Giám đốc IIP VIETNAM
KHÁT KHAO BIẾN HOÁ "SÌNH LẦY" THÀNH NHỮNG MẢNH ĐẤT MANG GIÁ TRỊ CAO
Suốt nhiều năm "bươn trải" với nghề, ông Đoàn Duy Hưng - Tổng giám đốc IIP VIETNAM vẫn luôn có một khát khao cháy bỏng được góp phần công sức của mình trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ông nhìn nhận rõ những lợi ích về tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội khi những nhà đầu tư nước ngoài rót vốn FDI vào Việt Nam để xây lên những Khu công nghiệp/ Cụm công nghiệp, mà theo ông là biến hoá "sình lầy" thành những mảnh đất mang giá trị cao.
Lấy dẫn chứng về những giá trị to lớn mà các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp mang lại cho nước nhà, ông đã chỉ ra các số liệu của Sở Công Thương Hà Nội: "Thành phố có 70 cụm công nghiệp hoạt động tại 17 quận, huyện và thị xã với tổng diện tích theo quy hoạch là 1.686 ha, trong đó, có 1.392 ha được đầu tư xây dựng hạ tầng, hoạt động ổn định. Các cụm công nghiệp đã thu hút khoảng 3.864 cơ sở sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho 60 nghìn lao động, nộp ngân sách nhà nước khoảng 1.100 tỷ đồng/năm."
Vậy thì đất nước sẽ còn phát triển mạnh mẽ đến thế nào khi các Nhà đầu tư nước ngoài, những "ông lớn" trên thị trường Quốc tế, chọn Việt Nam là nơi thành lập các nhà máy sản xuất công nghệ cao?
NHỮNG LỢI ÍCH TO LỚN MÀ NGUỒN VỐN FDI MANG LẠI CHO NƯỚC NHÀ
Theo ông Đoàn Duy Hưng, FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn ngoại tệ của các nước nhận đầu tư, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.
Đây có thể xem là nguồn vốn quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho Việt Nam. Không như vốn vay nước đầu tư chỉ nhận một phần lợi nhuận thích đáng khi công trình đầu tư hoạt động có hiệu quả. Hơn nữa lượng vốn này còn có lợi thế hơn nguồn vốn vay ở chỗ thời hạn trả nợ vốn vay thường cố định và đôi khi quá ngắn so với một số dự án đầu tư, còn thời hạn vốn FDI thì linh hoạt hơn.
Theo mô hình lý thuyết “hai lỗ hổng” của Chenery và Stront có hai cản trở chính cho sự phát triển của một quốc gia đó là: Tiết kiệm không đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu tư được gọi là “lỗ hổng tiết kiệm”.Và thu nhập của hoạt động xuất khẩu không đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu được gọi là “lỗ hổng thương mại”.
Hầu hết các nước đang phát triển, hai lỗ hổng trên rất lớn. Vì vậy FDI góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng khả năng xuất khẩu của Việt Nam, thu một phần lợi nhuận từ các công ty nước ngoài, thu ngoại tệ từ các hoạt động dịch vụ cho FDI.
Không những vậy lợi ích quan trọng khác mà FDI mang lại còn là công nghệ khoa học hiện đại, trình độ chuyên môn, trình độ quản lý tiên tiến, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế của nước nhà.
VẬY LÀM THẾ NÀO ĐỂ THU HÚT NGUỒN VỐN FDI ĐẦU TƯ VÀO BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM?
Trong thời buổi "thượng vàng, hạ cám", thị trường hỗn loạn, bất động sản công nghiệp tăng trưởng đột ngột do một loạt các yếu tố khách quan tác động đã dẫn tới việc xuất hiện rất nhiều những đơn vị không có năng lực chuyên môn về tư vấn pháp lý, thiếu năng lực xúc tiến đầu tư đã và đang đẩy giá KCN/CCN, làm méo mó hình ảnh Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Thấu hiểu điều đó, ông Đoàn Duy Hưng - CEO IIP VIETNAM đã quyết tâm xây dựng nên một cổng thông tin bất động sản công nghiệp Việt Nam http://iipvietnam.com/ với mục đích:
1. Tạo một giao diện Website cung cấp thông tin minh bạch về các dự án bất động sản công nghiệp giúp cắt giảm số lượng lớn khâu trung gian và hàng loạt các giao dịch phức tạp khác, giúp cho quá trình mua, bán, sang nhượng, cho thuê đất khu công nghiệp diễn ra nhanh chóng, dễ dàng với chi phí tiết kiệm nhất.
2. Tạo ra một kênh tin tức bất động sản công nghiệp (viết bằng 5 ngôn ngữ Việt - Anh - Nhật - Hàn - Trung) với những đánh giá, nhận định chuyên sâu từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp, mang đến cái nhìn toàn cảnh về thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngoài.
3. Giúp các nhà đầu tư tiết kiệm thời gian và chi phí tìm hiểu về các thủ tục pháp lý cũng như các yếu tố đặc thù khác của ngành bất động sản công nghiệp Việt Nam.
4. Ứng dụng công nghệ 4.0 giúp các chủ đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận, trực tiếp quan sát và lựa chọn các KCN/CCN tại Việt Nam, phục vụ cho việc xúc tiến đầu tư KCN/CCN trên toàn thế giới một cách hiệu quả nhất.
Ông chia sẻ: IIP VIETNAM sẽ hỗ trợ một cách đồng bộ và toàn diện tất cả các khâu từ nghiên cứu thị trường, nghiên cứu môi trường đầu tư, lựa chọn địa điểm, thực hiện các thủ tục đầu tư, thiết kế, thi công và dịch vụ trong quá trình hoạt động của các khu công nghiệp/cụm công nghiệp và nhà máy. Ông tin rằng bằng sự đoàn kết và năng lực cao của đội ngũ nhân sự IIP VIETNAM, ông sẽ cùng đội ngũ Ban lãnh đạo gây dựng IIP VIETNAM trở thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Xúc tiến đầu tư bất động sản công nghiệp tại Việt Nam và đưa Cổng thông tin bất động sản công nghiệp Việt Nam trở thành cổng thông tin bất động sản quốc tế!
Mọi thông tin liên hệ hợp tác, vui lòng gọi tới Hotline: 1900888858 hoặc Email: info@iipvietnam.com.
Website: http://iipvietnam.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/iipvietnam