Đầu tư bất động sản công nghiệp: Nhảy vào ồ ạt, không cẩn thận lại phải giải cứu
Ngày:29/06/2020 09:34:02 SA
Nắm bắt tình hình chuyển dịch nhà máy khỏi Trung Quốc, các nhà đầu tư Việt Nam nhanh chân nhảy vào thị trường bất động sản công nghiệp. Điều này sẽ có thể gây rủi ro lớn nếu không tính toán kỹ.
Hưởng lợi từ bất động sản công nghiệp, nhanh nhạy mới có thời cơ
Khi các tập đoàn đa quốc gia đẩy mạnh quá trình đa dạng hoá địa điểm đầu tư và tái định vị cơ sở sản xuất sau đại dịch Covid - 19, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều cơ hội nhất để trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới.
Trong bối cảnh đó, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam trở nên sôi động. Báo cáo của nhiều tổ chức bất động sản công bố cho thấy, liên tục từ đầu năm 2020 đến nay với sự gia tăng yêu cầu thuê đất và nhà máy từ cả khách thuê hiện hữu lẫn khách thuê mới.
Nhiều vấn đề cần cải thiện để đón cơ hội từ BĐS công nghiệp
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng đã đưa ra cảnh báo nếu ồ ạt “nhảy” vào sẽ gặp nhiều hệ luỵ, không cẩn thận lại phải “giải cứu”.
Để làm thủ tục dự án khu công nghiệp nhanh cũng 2-3 năm, thậm chí có khu nhiều năm vẫn chưa xong thủ tục pháp lý. Nếu lúc này mới bắt đầu làm thì sau vài năm hoàn thiện thủ tục, có nguy cơ rơi vào thời điểm bão hoà, thậm chí thừa nguồn cung, nguy cơ cần giải cứu đất khu công nghiệp có thể xảy ra.
Tại miền Bắc, giá chào thuê từ 65 đến 260 USD/m2/chu kỳ thuê. Tại các vùng công nghiệp miền Nam, giá chào thuê rơi vào khoảng 80 - 300 USD/m2/chu kỳ thuê. Bên cạnh đất công nghiệp cho thuê, thị trường cũng ghi nhận tăng trưởng tốt ở phân khúc nhà xưởng và nhà kho xây sẵn. Nguồn cung nhà xưởng xây sẵn tiếp tục tăng trưởng ổn định ở cả hai khu vực công nghiệp chính ở miền Nam và miền Bắc. Nhưng nếu tiếp tục gia tăng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ bắt đầu cân nhắc kỹ hơn về quyết định đầu tư tại Việt Nam.
Như vậy, việc tăng nhanh nguồn cung bất động sản công nghiệp mà không thu hút được đầu tư FDI thì tình trạng "ế" đất công nghiệp sẽ là bài toán tiếp theo cần giải quyết.