Đừng bao giờ chê bai gia công và coi thường làm thuê

Nông nghiệp vốn là ngành kinh tế chủ đạo của Việt Nam, với hơn 63 triệu người dân đang sống ở nông thôn (chiếm 65,5%). Cần hết sức lưu ý là chỉ có 39,1% lực lượng lao động tốt nghiệp THPT và 23,1% số lượng lao động có bằng cấp. Hay thậm chí là nhiều bất động sản công nghiệp Việt Nam cũng được hình thành trên từ những cánh đồng lúa.

Đừng bao giờ chê bai gia công và coi thường làm thuê

Cần có cái nhìn toàn diện hơn là chỉ nhắm vào con số rồi quy chụp đầu tư FDI ‘lấn át’ đầu tư trong nước và thay vì phê phán thì cần phải có các các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp trong nước.

Có lẽ khát vọng có những sản phẩm “make in Việt Nam”, sản phẩm của người Việt, do người Việt sở hữu, thiết kế và chế tạo; khát vọng làm chủ công nghệ quá lớn, đã lấn át cả ý chí, cả sự sáng suốt khiến nhiều người Việt Nam đi vào thái cực bỉ bôi chê bai việc thu hút đầu tư FDI, chê bai sản xuất gia công, cho rằng đấy là đi làm thuê, đấy là việc không vinh quang.

Thực ra đầu tư FDI sản xuất sản phẩm & linh phụ kiện, sản xuất gia công không phủ định việc đầu tư vào công nghệ, vào R&D, vào việc tạo ra các sản phẩm “make in Việt Nam”, nó đang làm đúng trọng trách của nó: tạo công ăn việc làm cho hàng chục triệu lao động chuyển từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ mà thôi. Chưa kể là chính sản xuất gia công và sản xuất FDI đã và đang tạo ra công nghệ nền tảng, tạo ra sản phẩm lõi cũng như nguồn lực quản trị sản xuất, thương mại quốc tế cho chính lĩnh vực make in Việt Nam.

Chính vì vậy tôi cho rằng giai đoạn hiện tại Việt Nam chúng ta cần làm song song hai việc:

Thứ nhất, đầu tư cho công nghệ, cho R&D, cho các sản phẩm “make in Việt Nam” và;

Thứ hai, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa cho lĩnh vực sản xuất gia công, công nghiệp phụ trợ, thu hút đầu tư FDI, bởi chính nó đang lĩnh trọng trách có ý nghĩa kinh tế, xã hội rất lớn là chuyển đổi cho 18,6 triệu lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

Make in Việt Nam hiểu cho đúng đắn nhất là phải có sản phẩm của người Việt, do người Việt sở hữu, được thương mại ở qui mô lớn trên toàn cầu, chí ít là được thương mại qui mô lớn ở thị trường Việt Nam

"Make in Việt Nam" hiểu cho đúng đắn nhất là phải có sản phẩm của người Việt, do người Việt sở hữu, được thương mại ở qui mô lớn trên toàn cầu, chí ít là được thương mại qui mô lớn ở thị trường Việt Nam

Hai việc cần làm song song, mỗi việc có sứ mạng riêng, ý nghĩa kinh tế xã hội riêng. Thế nên không thể và không nên chê sản xuất FDI, sản xuất gia công là không sang, là thấp kém, là không yêu nước.

Nên nhớ rằng Việt Nam chúng ta vẫn là quốc gia nông nghiệp, có đến hơn 63 triệu người đang sống ở nông thôn (chiếm 65,5%). Nên nhớ rằng chỉ có 39,1% lực lương lao động tốt nghiệp THPT, trong đó chỉ có 23,1% lao động có bằng cấp, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên. Nên nhớ rằng 30-40 triệu lao động chưa có kỹ năng, kiến thức và 18,6 triệu lao động nông nghiệp, họ không biết, không quan tâm công nghệ, R&D, “make in Việt Nam” là gì đâu, cái họ quan tâm nhất là công ăn việc làm trong nhà máy với mức thu nhập 12 triệu đồng một tháng thôi. Ai giải quyết mối lo, mối quan tâm của 30-40 triệu người lao động ấy?

Tôi cho rằng: make in Việt Nam nếu cần nhấn mạnh thì nó nên là chiến lược của quốc gia, được thể hiện thông qua các chính sách khuyến khích, ưu đãi, đầu tư vào R&D, vào giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực của chính phủ, là chiến lược của từng doanh nghiệp, đừng bắt toàn dân, đừng bắt người lao động phải tư duy như những tầng lớp tinh hoa, tầng lớp nhận sứ mệnh với quốc gia, với dân tộc.

"Make in Việt Nam" hiểu cho đúng đắn nhất là phải có sản phẩm của người Việt, do người Việt sở hữu, được thương mại ở qui mô lớn trên toàn cầu, chí ít là được thương mại qui mô lớn ở thị trường Việt Nam. Theo tiêu chí ấy thì hiện tại chúng ta mới có rất rất ít. Vì vậy chặng đường "make in Việt Nam" vẫn còn rất xa.

Xu hướng bất động sản công nghiệp Việt Nam đang phát triển để hình thành nên nhiều khu công nghiệp thay thế cho nhưng cánh đồng – hình ảnh của nên nông nghiệp. Đây là những dấu hiệu tích cực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cuối cùng vẫn cần nhấn mạnh rằng trong bất kỳ xã hội nào thì có đến 98% người lao động đều là người làm thuê cả, ngay cả CEO, tổng giám đốc cũng chỉ là người đi làm thuê mà thôi. Thế nên làm thuê có gì đáng xấu hổ mà chê bai.

Chat qua zalo