MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Hàng loạt những tác động tích cực từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, hiệp định thương mại tự do EVFTA, diễn biến dịch Covid-19 trên thế giới, khả năng kiểm soát tốt dịch bệnh của Việt Nam cùng với việc Chính phủ thành lập tổ công tác đặc biệt đón đại bàng FDI, các hoạt động xúc tiến đầu tư quốc tế của các Bộ, Ngành trung ương và địa phương, môi trường đầu tư được cải thiện, . . . đã giúp Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu của các Nhà đầu tư nước ngoài. Điều này đã khiến cho thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam khởi sắc hơn bao giờ hết, nhiều doanh nghiệp gạo cội trong ngành đầu tư Khu công nghiệp tiếp tục mở rộng quy mô và cũng xuất hiện rất nhiều “tay chơi mới” gia nhập vào thị trường đầy tiềm năng này.

Tuy nhiên chính điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường bất động sản công nghiệp, nhu cầu tăng cao đột biến dẫn đến tình trạng nhiều tỉnh khan hiếm đất công nghiệp, không có sẵn mặt bằng hoặc nhà xưởng để cho thuê, người người, nhà nhà tham gia lĩnh vực môi giới bất động sản công nghiệp đã làm cho giá đất công nghiệp bị “thổi” lên trời, thông tin về các nhà xưởng, các ô đất, các khu công nghiệp nhập nhèm cùng sự yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ và lòng tham của nhiều tổ chức và cá nhân môi giới bất động sản công nghiệp đã làm cho các Nhà đầu tư hoang mang trước “bể” thông tin bị đội ngũ môi giới bất động sản công nghiệp thiếu kiến thức, trình độ, chuyên môn và đạo đức “tung hoả mù”, rất nhiều nhà đầu tư đã mất tiền oan hoặc tốn rất nhiều thời gian nhưng không tìm kiếm được cho mình bất động sản công nghiệp ưng ý.

THỰC TRẠNG MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP HIỆN NAY

Theo thống kê thì chỉ có khoảng 10% lượng người hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản có chứng chỉ ngành nghề. Môi giới bất động sản công nghiệp là một lĩnh vực đặc thù, là tổng hợp của hàng loạt các kiến thức chuyên sâu được đào tạo từ nhiều chuyên ngành và thực tiễn công việc. Theo ông Đoàn Duy Hưng - Tổng giám đốc IIP VIETNAM, lĩnh vực môi giới bất động sản công nghiệp của Việt Nam hiện nay đang tồn tại một số vấn đề nổi cộm sau:

Ông Đoàn Duy Hưng - Tổng Giám Đốc IIP VIETNAM

1. Thiếu chuyên môn sâu: Nếu xét về độ khó thì môi giới bất động sản công nghiệp khó hơn nhiều so với môi giới bất động sản thông thường và có thể nói là một trong các nghề môi giới khó nhất trên thị trường hiện nay. Để trở thành một nhà môi giới bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp đòi hỏi phải được trang bị hàng loạt kiến thức từ các lĩnh vực: Đầu tư; Doanh nghiệp; Kinh doanh bất động sản; Xây dựng; Quy hoạch; Môi trường, Phòng cháy chữa cháy; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế xuất khẩu, nhập khẩu; Thuế giá trị gia tăng; Thuế thu nhập cá nhân, . . . cũng như hàng loạt các kiến thức, kinh nghiệm thực chiến khác. Việc này không phải nhà môi giới nào cũng được trang bị hoặc được trang bị nhưng không ứng dụng được vào thực tiễn, những gì được đào tạo khác xa với tình huống thực tế.

2. Thông tin bất động sản kém chất lượng: Trên 95% thông tin bất động sản công nghiệp được giao trên các trang đăng tin, trên Zalo, Facebook, . . . chưa được thẩm định, thiếu chính xác, sai lệch về pháp lý, quy hoạch, vị trí dự án, hình thức giao dịch.

3. Nhiễu loạn thông tin đơn hàng: Khi có thông tin của một khách hàng có nhu cầu đầu tư bất động sản công nghiệp, chưa cần biết thông tin đã được kiểm chứng hay chưa, việc đăng tải tràn lan trên các phương tiện, từ một người ban đầu có nhu cầu tìm kiếm bất động sản, hàng loạt các nhà môi giới đăng tải theo và tìm kiếm bất động sản làm cho thị trường bị nhiễu loạn và không kiểm chứng được thông tin này xuất phát từ đâu, thông tin là thật hay giả.

4. Đẩy giá một cách vô tội vạ: Việc phải qua nhiều cầu mới đến được chủ đích thực của bất động sản hoặc khách hàng thực, với mỗi một cầu lại đẩy giá lên một chút làm cho giá trị bất động sản tăng hơn giá trị thực vài phần trăm có khi đến hàng chục phần trăm.

5. Không thể thực hiện được giao dịch: Việc không có đầy đủ thông tin của bất động sản hoặc thông tin yêu cầu của khách hàng, thiếu chuyên môn sâu của nhà môi giới, không nắm rõ về pháp lý bất động sản, ngành nghề thu hút đầu tư, khả năng tuyển dụng công nhân, thủ tục cấp phép hoặc chuyển đổi, các thủ tục phải thực hiện, . . . dẫn đến tình trạng các bất động sản được giới thiệu không thể đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng, nhà môi giới đưa khách hàng đi thăm nhiều bất động sản nhưng không thể thực hiện được giao dịch.

6. Lừa gạt, qua cầu và ăn cắp thông tin: Thường xuyên xảy ra hiện tượng môi giới lừa môi giới, môi giới đóng giả khách hàng để lừa các môi giới khác đưa đến thăm các bất động sản, gặp và làm việc với chủ sử dụng đất hoặc nhà xưởng, sau đó bằng các thủ thuật các môi giới đóng giả khách hàng này chủ động quay lại hoặc sử dụng người khác quay lại làm việc trực tiếp với chủ sử dụng đất hoặc tài sản để thực hiện các giao dịch và bỏ qua các nhà môi giới dẫn tới ban đầu.

7. Giao dịch thành công nhưng các nhà môi giới không thanh toán tiền môi giới cho nhau: Để có được bất động sản giới thiệu cho khách hàng hoặc khách hàng thì thường xuyên các nhà môi giới phải bắt tay với nhau và chia sẻ tiền hoa hồng. Nhưng khi giao dịch thành công, rất nhiều nhà môi giới tham gia vào quá trình giao dịch không được thanh toán tiền môi giới theo thỏa thuận ban đầu.

8. Nhiều chủ đầu tư bất động sản công nghiệp quỵt tiền môi giới: Việc không có các hợp đồng dịch vụ môi giới với chủ đầu tư mà chỉ bằng thỏa thuận miệng, hoặc hợp đồng không chặt chẽ, hoặc các nhà môi giới yếu thế so với các chủ đầu tư bất động sản công nghiệp nên nhiều trường hợp khi giao dịch thành công thì chủ đầu tư quỵt tiền môi giới.

9. Tham gia thì dễ nhưng trụ lại trong nghề thì khó: Theo thống kê, có đến hơn 95% các tổ chức hoặc cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản hoặc các lĩnh vực khác khi chuyển sang lĩnh vực môi giới bất động sản công nghiệp thường chỉ trụ được vài tháng đến nửa năm hoặc có khi một năm thì bỏ nghề hoặc làm nghề khác là chính và nghề môi giới bất động sản công nghiệp chỉ là một nghề phụ.

10. Ảnh hưởng phần nào tới môi trường đầu tư và hình ảnh của Việt Nam: Việc thiếu chuyên môn sâu của nhà môi giới bất động sản công nghiệp, thông tin bất động sản công nghiệp kém chất lượng, đẩy giá một cách vô tội vạ và không thể thực hiện được giao dịch đã làm tốn rất nhiều thời gian và chi phí của các Nhà đầu tư nước ngoài và trong nước. Rất nhiều Nhà đầu tư nước ngoài khi sang Việt Nam tìm hiểu để mở nhà máy tại Việt Nam khi gặp các tình trạng này sẽ để lại những suy nghĩ không tốt, có thể đi tỉnh khác đầu tư hoặc sang nước khác đầu tư, qua đó ảnh hưởng tới môi trường đầu tư và hình ảnh của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư quốc tế.

GIẢI PHÁP NÀO CHO SỰ LÀNH MẠNH CỦA THỊ TRƯỜNG?

Do lĩnh vực môi giới bất động sản công nghiệp còn mới tại Việt Nam, quy định pháp luật chưa rõ ràng, chưa có nhiều tài liệu có liên quan về việc này và chưa có một tổ chức hoặc cá nhân nào đứng ra đào tạo môi giới bất động sản công nghiệp và chưa ai biết học môi giới bất động sản công nghiệp ở đâu khiến cho thị trường còn nhiều nhũng loạn, nhiều nhân viên môi giới bất động sản công nghiệp rơi vào tình trạng hoang mang và chưa có một hướng đi rõ ràng và ảnh hưởng phần nào tới môi trường đầu tư và hình ảnh của Việt Nam trong mắt Nhà đầu tư nước ngoài. Nhận thức rõ điều nàyIIP VIETNAM - Chủ quản của CỔNG THÔNG TIN BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM quyết định đứng ra tổ chức các buổi trao đổi, thảo luận chuyên môn, các kỹ năng kinh nghiệm và cũng như các tình huống thực chiến trong việc môi giới bất động sản công nghiệp.

Quý đối tác có nhu cầu tham gia khóa học hoặc tìm hiểu các thông tin về khóa học xin vui lòng gọi tới Hotline: 1900888858 hoặc Email: info@iipvietnam.com. Trụ sở văn phòng: Tầng 7 Tòa nhà Lucky, 81 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội

Chat qua zalo