Trung tâm đồng bằng sông Cửu Long là tỉnh nào?

Ngày 18/6/2022, Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Theo đó, TP Cần Thơ sẽ là trung tâm phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long về dịch vụ thương mại, y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, du lịch, công nghiệp chế biến.


TP Cần Thơ sẽ là trung tâm phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long về dịch vụ thương mại, y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, du lịch, công nghiệp chế biến.

Các thành phố Mỹ Tho, Tân An, Long Xuyên, Rạch Giá, Cà Mau, Sóc Trăng sẽ là trung tâm tổng hợp, chuyên ngành. Phú Quốc là trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế; kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ có trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với chuyên canh, kết nối với các đô thị. Cụ thể, trung tâm đầu mối tổng hợp tại Cần Thơ gắn với phát triển logistics ở Hậu Giang. Trung tâm đầu mối An Giang, Đồng Tháp gắn với vùng nguyên liệu về thủy sản nước ngọt, trái cây, lúa gạo vùng sinh thái nước ngọt. Trung tâm đầu mối Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng gắn với vùng nguyên liệu về thủy sản ven biển. Trung tâm đầu mối ở Tiền Giang, Bến Tre gắn với vùng nguyên liệu chính về trái cây, rau màu.

Khu kinh tế cửa khẩu An Giang sẽ được đầu tư phát triển; cửa khẩu Đồng Tháp là khu kinh tế tổng hợp gồm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đô thị, nông lâm ngư nghiệp, trung tâm giao lưu kinh tế giữa các nước tiểu vùng sông Mekong.

Từ nay đến năm 2030, đồng bằng sông Cửu Long đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5-7%/năm; quy mô kinh tế năm 2030 gấp 2-2,5 lần so với 2021; GRDP bình quân đầu người đạt 146 triệu đồng/người/năm.

Hạ tầng giao thông vùng được hoàn thiện; vận tải được phát triển đa phương thức, lấy đường thủy làm trọng tâm.

Chính phủ đặt mục tiêu năm 2030 sẽ hoàn thành hệ thống cao tốc kết nối đồng bằng sông Cửu Long với Đông Nam Bộ, như: Cao tốc Bắc Nam; TP HCM - Sóc Trăng; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu; Hồng Ngự - Trà Vinh. Hệ thống đường ven biển qua Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang được nâng cấp.

Cảng Trần Đề sẽ được phát triển thành cửa ngõ vùng; Hòn Khoai là cảng tổng hợp. Sân bay Phú Quốc được mở rộng. Tuyến đường sắt TP HCM - Cần Thơ sẽ được xây dựng.

Vừa qua, Chính phủ đã chấp thuận chủ trương đầu tư Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh có quy mô 293ha, là 3.717 tỷ đồng tại xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ, do liên danh ba nhà đầu tư gồm Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – CTCP; Công ty liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore và Công ty CP Phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore đầu tư.

Theo thông kê, đến nay, trên địa bàn TP. Cần Thơ có 8 khu công nghiệp tập trung, gồm: Khu công nghiệp Trà Nóc 1, khu công nghiệp Trà Nóc 2, khu công nghiệp Hưng Phú 1, khu công nghiệp Hưng Phú 2A, khu công nghiệp Hưng Phú 2B, khu công nghiệp Thốt Nốt giai đoạn 1, khu công nghiệp Vĩnh Thạnh và khu công nghiệp Ô Môn - Cần Thơ.

Chat qua zalo