Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn sẽ tuyển sinh đào tạo ngành vi mạch bán dẫn từ năm 2024

Sáng ngày 21/10, tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn thuộc Đại học Đà Nẵng đã diễn ra Sự kiện Công bố Tuyển sinh - Đào tạo và Hội thảo Công nghệ Vi mạch bán dẫn nhằm góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ vi mạch bán dẫn ở Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung.

Theo PGS.TS Huỳnh Công Pháp, Hiệu trưởng trường, hiện nay cả hệ thống chính trị Việt Nam đang vào cuộc với quyết tâm đưa Việt Nam trở thành cường quốc về công nghiệp bán dẫn và Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp vi mạch bán dẫn của cả nước và Đông Nam Á.

Cũng theo PGS.TS Huỳnh Công Pháp “Vi mạch bán dẫn là một ngành đào tạo rất thách thức và tốn kém, cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng nguồn lực và cần nhiều thời gian". Dự kiến chương trình đào tạo sẽ gồm 160 tín chỉ với thời gian đào tạo 4,5 năm, trong đó bao gồm khối kiến thức cơ sở ngành và khối kiến thức chuyên ngành thiết kế vi mạch bán dẫn (Thiết kế SoC, Công nghệ chế tạo IC, Thiết kế bộ nhớ bán dẫn, Mạch điện, Trường điện từ...). 

Với việc nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Mỹ, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị ở Việt Nam thì trong tương lai Việt Nam sẽ là điểm đến hấp dẫn cho các Tập đoàn hàng đầu trên thế giới về vi mạch, bán dẫn.

Theo nhiều chuyên gia trong nghành dự báo, trong khoảng 5 năm tới, nhân lực ngành vi mạch bán dẫn cần khoảng 20.000 người; 10 năm tới là 50.000 người trình độ đại học trở lên. Trong khi nhân lực thiết kế vi mạch hiện khoảng 5.000 người.

Theo Bộ GD-ĐT, hiện có khoảng 35 cơ sở giáo dục đại học có khả năng tham gia đào tạo nhưng số lượng cơ sở đào tạo chưa nhiều. Bộ đang xây dựng kế hoạch để thúc đẩy, gia tăng nhanh số lượng, chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn, nhất là kỹ sư thiết kế vi mạch.

Bộ GD-ĐT sẽ tạo điều kiện cho các trường chứng minh được khả năng sẽ được tuyển sinh sớm; ban hành quy chế đặc biệt để thu hút chuyên gia, liên kết đào tạo...

Theo ông Đoàn Duy Hưng - Chủ tịch Cổng thông tin bất động sản công nghiêọ Việt Nam, việc Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn thuộc Đại học Đà Nẵng tuyển sinh đào tạo ngành vi mạch bán dẫn từ năm 2024 sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các tỉnh Miền Trung thu hút được các dự án FDI công nghệ cao trong lĩnh vực vi mạch, bán dẫn.

"Vừa qua, Tập đoàn Amkor đã khánh thành nhà máy bán dẫn lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư 1,6 tỷ USD tại khu công ngihệp Yên Phong IIC tỉnh Bắc Nình. Thành lập từ năm 1968, thành lập song song giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc, đặt trụ sở tại Hoa Kỳ, Amkor Technology là doanh nghiệp đầu tiên tạo ra sản phẩm bán dẫn tại Hàn Quốc, là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực bán dẫn tại Hàn Quốc,"

Chat qua zalo