Việt Nam cần làm gì để trở thành ''bến đỗ'' của cuộc dịch chuyển toàn cầu

Những tháng đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 đã và đang có những ảnh hưởng sâu rộng đối với nền kinh tế thế giới. Các dự báo kinh tế đều cho thấy một bức tranh ảm đạm với tốc độ tăng trưởng ở mức âm tại nhiều cường quốc lớn. Thành công của Việt Nam trong kiểm soát đại dịch Covid-19 và những chính sách tích cực nhằm khôi phục kinh tế đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư nước ngoài và các tập đoàn kinh tế lớn toàn cầu. Hàng loại các câu hỏi được đặt ra:

Liệu có thực sự tồn tại làn sóng chuyển dịch FDI?

Cách đây vài năm, khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bùng nổ, đã có sự chuyển dịch rồi, nhưng chúng ta hay nghĩ là chuyển dịch từ Trung Quốc sang. Song, những con số thống kê thì không nói vậy.

Hơn nữa ngoài Việt Nam, còn có những lựa chọn khách thu hút nhà đầu tư nước ngoài như Ấn Độ với lợi thế về dân số lên đến 1,3 tỷ dân. Chất lượng lao động cao. Indonesia cũng có lợi thế về thị trường, đường hướng thu hút rõ ràng. 

Một nhà máy không thể nói chuyển là chuyển được ngay vì còn thanh lý, còn bao nhiêu vấn đề khác, nên trong năm 2020 thì không chắc là dòng vốn từ Trung Quốc sẽ sang ngay mình.

Ngay cả khi các doanh nghiệp chuyển dịch đơn hàng sang Việt Nam, các doanh nghiệp cũng cần có ý đồ, cần có sự chuẩn bị cho tương lai làm chủ về công nghệ nếu không, Việt Nam cũng chỉ là nơi né thuế. Học hỏi công nghệ, kiểu dáng là bước quan trọng để doanh nghiệp Việt tự chủ sản xuất các mặt hàng này.

Như vậy, làn sóng dịch chuyển FDI đang diễn ra nhưng để thu hút được dòng dịch chuyển này, Việt Nam cần đưa ra những giải pháp tối ưu nhất để các nhà đầu tư nhận thấy đây chính là nơi tuyệt vời để đặt “cứ điểm” của mình.

Việt Nam liệu có thể thu hút nguồn vốn FDI từ dòng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu?

Với Việt Nam, chúng ta hiện đang có lợi thế nhờ việc không chế và bước ra khỏi dịch Covid-19 từ rất sớm. Doanh nghiệp FDI cũng nhìn nhận Việt Nam như một nền kinh tế ổn định, có sức chống chịu cao. Mặt khác, nhân lực của Việt Nam đã được cải thiện nhiều qua thời gian... 

Covid-19 đã cho chúng ta một bài học về huy động nguồn lực toàn dân. Đầu tư nước ngoài phải có chỉ đạo sát. Tổ công tác phải giao nhiệm vụ cụ thể, giống như chống dịch Covid-19. Tạo ra sự đồng thuận để toàn bộ hệ thống chính trị hiểu rõ vai trò của đầu tư nước ngoài.

Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, chúng ta không cần lo lắm về khu vực châu Á, các nhà đầu tư Nhật Bản, Hongkong, Hàn Quốc và các nhà đầu tư từ các nước Asean cũng như là từ Trung Quốc lục địa và gần đây là cả Ấn Độ. Giờ chúng ta đã biết họ và chúng ta biết cách làm ăn với họ. Và, 2 bên đã hiểu nhau.

Gần đây có thông tin quan trọng là trong 67% các doanh nghiệp định chuyển ra khỏi Trung Quốc thì 42% là định chuyển sang Việt Nam. Cái chúng ta cần mà theo nghị quyết 50 của Bộ Chính trị là chúng ta cần những khoản đầu tư vào công nghệ hiện đại, công nghệ tương lai như Trí tuệ nhân tạo, robot, như big data, fintech…Tất cả cái đó là chúng ta cần phải tiếp cận được Châu Âu và Mỹ. Và đó là cái nhược điểm hiện nay chúng ta chưa làm được.

Phải làm gì để cuộc dịch chuyển này sẽ chọn "bến đỗ" là Việt Nam?

Về việc thẩm định cấp giấy đăng ký kinh doanh về đầu tư nước ngoài, trừ những lĩnh vực như dầu khí, bảo hiểm ngân hàng là do Thủ tướng và các cơ quan chuyên ngành quyết định. Còn lại các uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất quyết định. Vì thế, biện pháp quan trọng nhất là nâng cao năng lực của các bộ phận tham mưu bao gồm các sở ban ngành của tỉnh, cơ quan của ban quản lý để tham mưu cho các ban quản lý biết cách lựa chọn nhà đầu tư và dự án đầu tư phù hợp định hướng mới đã được nghị quyết 50 của Bộ chính trị về đầu tư nước ngoài nêu rất rõ.

Vấn đề hiện nay là xúc tiến đầu tư có định hướng, tránh những xúc tiến đầu tư chung chung, ví dụ là TP.HCM, HN. Sắp tới là phải xây dựng Chính phủ điện tử, thành phố thông minh. Hay như, phải giống như TP.HCM là phải xây dựng một khu đô thị gọi là thành phố trong thành phố. Rõ ràng phải kiếm được các tập đoàn lớn của Châu Âu và Mỹ và những nhà đầu tư quan tâm đến TP.HCM để bàn với người ta. Mất rất nhiều thời gian nhưng phải đàm phán để đi đến kết quả cuối cùng. Đây là cách làm hoàn toàn mới. Nếu như trước đây chúng ta xúc tiến đầu tư đại trà thì giờ là xúc tiến đầu tư có địa chỉ- người ta cần mình và mình cần người ta. Hai bên gặp nhau.

Quan trọng không chỉ đối với đầu tư nước ngoài, không chỉ đối với du lịch mà đối với toàn bộ nền kinh tế đặc biệt là chúng ta sắp đại hội Đảng lần thứ XIII để bàn đến chiến lược phát triển kinh tế 2021-2030 mà cụ thể là kế hoạch 5 năm 2021-2025 mà yếu tố quan trọng nhất của nhiều nhà kinh tế cũng như là của Thủ tướng nhấn mạnh là phải cải cách nhanh hơn, đồng bộ hơn để tránh tình trạng trên ấm, dưới lạnh; tránh tình trạng nơi ấm, nơi lạnh; tránh tình trạng thủ trưởng rất nhiệt huyết nhưng công chức cứ bình bình. Như thế, cả bộ máy phải chuyển động, cả bộ phận công chức phải chuyển động, cả đội ngũ doanh nghiệp phải chuyển động thế nào để cho những người lao động phải tham gia một cách tích cực vào cuộc cải cách này thì chúng ta mới có thể thành công.

Chat qua zalo