Bất động sản công nghiệp Việt Nam tiềm năng nhưng chỉ dành cho những nhà đầu tư “sành sỏi”
Ngày:17/08/2020 09:41:33 SA
Bất động công nghiệp Việt Nam mặc dù đã gặt hái được một số thành công nhất định trong những năm vừa qua nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều vướng mắc và nhiều vấn đề bất cập. Trên góc độ của chuyển gia, nhiều nhà nghiên cứu đã và đang tìm ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp cho Việt Nam.
Theo nhiều chuyên gia đánh giá, Bất động sản công nghiệp Việt Nam là một trong những loại hình bất động sản tại Việt Nam trong bối cảnh BĐS hiện nay.
Một số vấn đề tồn tại trong thị trường BĐS công nghiệp hiện nay như: Còn những khu công nghiệp vắng khách thuê, chất lượng khu công nghiệp không đủ đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài, lao động làm việc cho khu công nghiệp chưa đủ… Chúng ta hãy cùng phân tích và đưa ra giải pháp cho mô hình công nghiệp mới hoàn toàn cho bất động sản công nghiệp Việt Nam.
Bất động sản công nghiệp Việt Nam tiềm năng nhưng chỉ dành cho nhà đầu tư sành sỏi
Bất động sản công nghiệp Việt Nam có những loại hình khu công nghiệp nào?
Hiện này có 2 loại hình khu công nghiệp. Thứ nhất là các khu công nghiệp do Thủ tướng phê duyệt và loại thứ hai là các khu công nghiệp, cụm công nghiệp địa phương do chính các tỉnh phê duyệt.
Tỷ lệ lấp đầy ở các khu công nghiệp không đồng đều.
Các khu công nghiệp do thủ tướng phê duyệt đã cơ bản hình thành một hệ thống tổng thể khu công nghiệp quốc gia, có sự phân bổ cân đối giữa các khu vực, các vùng miền. Loại thứ hai, mỗi địa phương có những tính chất và đặc thù riêng và phân bố không đồng đều nên tồn tại sự thiếu gắn kết vùng giữa các khu công nghiệp. Các tỉnh vùng ven có điều kiện kinh tế phát triển thuận lợi như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang…thu hút được rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước về đây dẫn đến tình trạng cạn kiệt đất khu công nghiệp. Bên cạnh đó cũng có một số địa phương quy hoạch nhiều dẫn đến các khu công nghiệp để trống đất thuê. Hay một số địa phương do hạ tầng giao thông, nguồn nhân lực và một số điều kiện không đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nên các khu công nghiệp còn dư nhiều đất.
Bất động sản công nghiệp Việt tất yếu phải phát triển theo cơ chế cung cầu của thị trường.
Việc phát triển khu công nghiệp phải tuân theo cơ chế cung cầu của thị trường nhưng cần có một quy hoạch tổng thể cân đối toàn quốc gia, và đảm bảo tính liên kết giữa các vùng miền và địa phương lân cận. Mỗi địa phương cần cân nhắc quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp một các cẩn thận, không nên chạy theo phong trào. Đặc biệt, đối với những địa phương có điều kiện kém thuận lợi, Nhà nước cần đưa ra những chính sách khuyến khích, và các cơ chế ưu đãi để thúc đẩy sự phát triển của nên kinh tế.
Bất động sản công nghiệp Việt Nam thu hút sự quan tâm của giới đầu tư trong và ngoài nước.
Dưới sự tác động mạnh mẽ của các yếu tố vào nền kinh tế toàn cầu hiện nay như ảnh hưởng của dịch Covid-19, sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu ra khỏi Trung Quốc, thị trường BĐS công nghiệp dự kiến sẽ là mảng đầu tư tiềm năng rất lớn và các nhà đầu tư cũng nhận thấy điều đó.
Bên cạnh đó, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, các loại hình bất động sản khác đã phát triển đến một mức độ tới hạn, và chỉ còn một tiềm năng còn bỏ ngỏ là Bất động sản công nghiệp. Vì vậy, việc chuyển dịch hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng là một điều tất yếu.
Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam tiềm năng nhưng chỉ dành cho những nhà đầu tư “sành sỏi”
Đầu tư bất động sản công nghiệp là một bài toán khó đối với các nhà đầu tư. Không chỉ ở vốn mà còn có nhưng yếu tố khác như phân tích và nhận định thị trường, môi trường đầu tư, nhìn nhận và đánh giá tổng quát trước khi quyết định nhảy vào lĩnh vực này. Các nhà đầu từ cần thời gian cho việc nghiên cứu này.
Bất động sản Việt Nam hưởng lợi từ Covid-19 và chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong khoảng thời gian từ cuối 2019 đến nay, bất động sản công nghiệp Việt Nam đón nhiều đợt sóng đầu tư từ các nước trên thế giới và chủ yếu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia… Như vậy có thể thấy, dịch Covid-19 và chiến tranh thương mại Mỹ Trung đã tác động mãnh mẽ đến quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu. Các ông lớn khác cũng đang rục rịch dời nhà máy khỏi Trung Quốc tránh những tổn thương không đáng có trong tương lai, và Đông Nam Á được đánh giá là điểm đến lý tưởng. Chính phủ Việt Nam cũng đã có những hành động ngay lập tức cho việc này như thành lập tổ công tác đặc biệt, với một tư duy mới, để đón dòng chuyển dịch vốn FDI sau dịch Covid-19. Bất đống sản công nghiệp Việt Nam là một trong những phân khúc được đánh giá là miễn nhiễm với dịch Covid-19.
Bối cảnh toàn cầu đã thay đổi dưới tác động của đại dịch Covid-19, chiến lược Trung Quốc +1, sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ tác động mạnh tới thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam, càng thúc đẩy sự phát triển của các mô hình KCN thế hệ mới, đáp ứng và sẵn sàng đón các nhà đầu tư từ các nước phát triển châu Âu và Mỹ.