Có nên đầu tư vào bất động sản công nghiệp Việt Nam?

Những năm gần đây, đặc biệt là từ cuối 2018 đầu năm 2019, Bất động sản công nghiệp Việt Nam trở thành phân khúc hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt hơn khi sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ, các khu công nghiệp Việt Nam đứng trước cơ hội đón sóng đầu tư nước ngoài FDI từ các tập đoàn lớn chuyển rời Trung Quốc.

Bất động sản công nghiệp là gì?

Bất động sản công nghiệp được hiểu là các dự án đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, xây dựng nhà xưởng, kho bãi cho thuê, văn phòng cho thuê, các khu đô thị và những dự án đầu tư mặt bằng nhằm phục vụ sản xuất công nghiệp…

Có nên đầu tư bất động sản công nghiệp Việt Nam

Bất động sản công nghiệp là gì?

Cơ hội nào cho thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam?

Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội đón sóng đầu tư FDI từ các nước đang và có ý định chuyển nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Dịch Covid-19 đang ảnh hưởng đến các tập đoàn đa quốc gia do sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, chiến tranh thương mại Mỹ- Trung đang diễn ra căng thẳng. Để tránh những ảnh hưởng tích cực, nhiều doanh nghiệp nước ngoài của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… quyết định chuyển nhà máy về nước hoặc qua các doanh nghiệp Đông Nam Á. Việt Nam được xem là một điểm đến lý tưởng nhất tại Đông Nam Á hiện nay.

Có nên đầu tư bất động sản công nghiệp Việt Nam không

Cơ hội từ thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam

Một số tập đoàn đã và đang chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc sang Việt Nam như: Foxcom, Hanwha Lenovo, Nintendo, Shuafu, Yokowo, Goertek, Kyocera, Sharp, Oasis… Một nửa trong số 30 công ty Nhật Bản quyết định mở rộng sản xuất tại Đông Nam Á đã lựa chọn Việt Nam là nơi đặt “cứ điểm” của mình. Bất động sản công nghiệp Việt nam lại một lần nữa đón dòng đầu tư từ các “ông lớn”. Trong đó, điện tử, sản xuất phụ tùng, may mặc, thiết bị y tế là các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của các tập đoàn này.

Dự báo bất động sản công nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục bứt phá trong thời gian tới. Chính phủ và địa phương đang nỗ lực thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Đầu tư bất động sản công nghiệp Việt Nam khu vực nào đang “hot”?

Theo thống kê, các khu công nghiệp tại các tỉnh, thành phố trọng điểm, gần các đầu mối giao thông như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh đã dần cạn kiệt quỹ đất. Nhà đầu tư và các doanh nghiệp nước ngoài đang hướng đến thị trường bất động sản công nghiệp vùng ven. Mặc dù không phải là trung tâm nhưng đây được xem là địa điểm lý tưởng khi hệ thống hạ tầng giao thông và tính kết nối giữa các tỉnh ngày càng được nâng cao.

Tỷ lệ lấp đầy trung bình của 335 khu công nghiệp tại Việt Nam đạt khoảng 75% với tổng diện tích tự nhiên là 97,8 nghìn ha, trong đó đất khu công nghiệp chiếm 61,1 nghìn ha. Diện tích đất khu công nghiệp còn trống tại Việt Nam chủ yếu tập ở các tỉnh vùng ven và xa trung tâm thành phố. Tại miền Bắc các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang lựa chọn đầu tư xây dựng nhà máy và kho xưởng tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Phòng… Tại miền nam Bình Dương, Bình Phước, Long An, Bà Rịa- Vũng Tàu,… thu hút các doanh nghiệp từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…

Trên thực tế, mặc dù Việt Nam đã và đang phát triển nhiều khu công nghiệp nhưng khả năng đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài vẫn chưa cao. Phân khúc thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam vẫn đang trong tình trạng cung vượt quá cầu nhưng số giao dịch bất động sản công nghiệp vẫn chưa cao trong khi quỹ đất bất động sản công nghiệp hiện tại vẫn còn.

Tại sao bất động sản công nghiệp Việt Nam thu hút các tập đoàn nước ngoài?

Thứ nhất, so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có giá thuê đất khu công nghiệp khá thấp. Cụ thể, giá chào thuê khu vực miền Bắc từ 65 đến 260 USD/m2 cho một chu kỳ thuê. Đất khu công nghiệp khu vực miền Nam rơi vào khoảng từ 80 - 300 USD/m2 cho một chu kỳ thuê. Ngoài cho thuê đất khu công nghiệp, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam cũng ghi nhận sự tăng trưởng tốt của phân khúc cho thuê nhà xưởng và kho xây sẵn. Nguồn cung thị trường nhà xưởng xây sẵn tiếp tục tăng trưởng tại cả hai thị trường miền Nam và miền Bắc.

Cơ hội lớn từ bất động sản công nghiệp Việt Nam

Cơ hội lớn từ bất động sản công nghiệp Việt Nam

Thứ hai, nhân công giá rẻ và trình độ nhân lực ngày càng được cải thiện cũng là một yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Lao động trẻ của Việt Nam biết tiếng Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản ngày càng tăng. Điều này giúp các công ty yên tâm vào đội ngũ lao động có thể đáp ứng nhu cầu công việc của họ. So với đầu tư ở các nước như Singapore, Thái Lan, Indonesia, đầu tư ở Việt Nam sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản lớn chi phí nhân sự.

Thứ ba, Việt Nam đang đưa ra các chính sách ưu đãi lớn nhằm thu hút đầu tư nước ngoài. Giảm bớt những rào cản thuế quan và thủ tục cấp phép đầu tư giúp các nhà đầu tư dễ dàng đưa ra quyết định đặt nhà máy tại Việt Nam.

Thứ 4, hệ thống cơ sở hạ tầng và tiện ích ngày càng được cải thiện, tính kết nối vùng được nâng cao giúp quá trình vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa đến thị trường tiêu thụ thuận tiện và nhanh chóng.

Những lưu ý khi đầu tư bất động sản công nghiệp tại Việt Nam?

Hiện nay nhu cầu tìm kiếm bất động sản công nghiệp Việt Nam đang tăng nhanh, nhưng việc đầu tư ồ ạt vào các khu công nghiệp mà không có sự đồng bộ hóa tiện ích đi kèm nhằm phục vụ lao động làm việc tại các khu công nghiệp thì khả năng cạnh tranh với các nước trên thế giới rất thấp. Khi xã hội ngày càng phát triền, các công ty lựa chọn điểm đặt nhà máy còn phụ thuộc vào tiện ích y tế, trường học, trung tâm thương mại, … để đảm bảo sinh hoạt khi làm việc trung khu công nghiệp.

Thủ tục xét duyệt đầu tư khu công nghiệp mất khoảng 2-3 tháng, và khoảng 2 năm để ổn định đi vào hoạt động, thời gian quá dài dễ khiến bất động sản công nghiệp Việt Nam đánh mất cơ hội đón làn sóng đầu tư từ các doanh nghiệp chuyển dời khỏi Trung Quốc hiện nay.

 Trước cơ hội lớn của bất động sản công nghiệp Việt Nam, chúng ta kỳ vọng vào việc thu hút vốn đầu tư FDI từ các nước trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Úc,… Quỹ đất khu công nghiệp ngày càng được mở rộng chờ đón các “Ông lớn” chuyển dịch về Việt Nam.

Chat qua zalo