ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC NƯỚC CHÂU Á TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, bất động sản công nghiệp là thị trường tiềm năng, có khả năng nhanh chóng phục hồi ở hầu hết các nước Châu Á. Bài viết này IIP VIETNAM sẽ cùng mọi người đánh giá tiềm năng phát triển bất động sản công nghiệp tại các nước Châu Á - Thái Bình Dương trong đại dịch Covid-19.

Việt Nam: Bất động sản công nghiệp - "sức đề kháng cao" với Covid-19

Nổi tiếng trên thị trường quốc tế là một quốc gia kiểm soát nhanh chóng đại dịch, Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng cho các Nhà đầu tư nước ngoài với môi trường chính trị ổn định, ít rủi ro. Trong xu hướng chuyển dịch nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc, Bất động sản công nghiệp Việt Nam hào hứng đón làn sóng FDI mới vào các khu công nghiệp. Đặc biệt tin vui về quyết định chuyển nhà máy từ Trung Quốc về Việt Nam của các doanh nghiệp Nhật Bản.

Cụ thể, Bất động sản công nghiệp Việt Nam đón sóng đầu tư của 15 trên 30 doanh nghiệp Nhật Bản. Nhận được hỗ trợ kinh phí trong dự án đa dạng chuỗi cung ứng sang ASEAN, doanh nghiệp Nhật đã quyết định chọn Việt Nam là điểm đến. Đây là xác nhận của ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (Jetro) Hà Nội tại cuộc họp báo ngày 23/7.

Không chỉ có vậy động thái mở rộng sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia như LG và các doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam hay Panasonic Nhật Bản đang lên kế hoạch chuyển dây chuyền sản xuất tủ lạnh và máy giặt công suất lớn từ Thái Lan sang Việt Nam vào đầu tháng 9 để cải thiện hiệu quả chi phí cho hãng cũng là một dấu hiệu cho thấy triển vọng của ngành bất động sản công nghiệp Việt Nam.

Một ông lớn khác trong làng Công nghệ thế giới - Apple - thông qua nhà thầu chính Foxconn, cũng đã mở rộng sản xuất tai nghe không dây - AirPods - tại Việt Nam lên bốn triệu sản phẩm trong quý hai, tương đương 30% tổng sản lượng AirPods cần sản xuất. Bên cạnh đó, trong vài tháng qua, Apple đã đăng tải nhiều vị trí tuyển dụng tại Việt Nam trên LinkedIn, như một dấu hiệu cho thấy hãng này đang mở rộng hoạt động sản xuất tại Việt Nam.

Việc mở rộng chuỗi sản xuất và đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia đã đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của ngành công nghiệp điện tử trong nửa đầu năm nay, mặc dù ngành này bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự bùng nổ của đại dịch Covid-19. Cụ thể, sản lượng xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã tăng 24% trong giai đoạn này, và đạt giá trị 19,3 tỷ đô la Mỹ, trong khi xuất khẩu điện thoại di động và phụ kiện thiết bị di động đứng đầu với giá trị xuất khẩu lên đến 21,5 tỷ đô la Mỹ.

Trung Quốc: Phân hoá bất động sản công nghiệp theo vùng miền

Là nơi khởi nguồn bùng phát của đại dịch Covid-19, dù chịu ảnh hưởng thiệt hại vô cùng nặng nề nhưng không thể phủ nhận Trung Quốc đang phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên ngành bất động sản công nghiệp của Trung Quốc được đánh giá là phân hóa khác nhau theo từng vùng miền.

Trước tiên ở Vũ Hán, điểm khởi phát dịch, mức ảnh hưởng được xem là nặng nề nhất, các Nhà đầu tư lo ngại về rủi ro nên hầu hết mọi hoạt động kinh doanh đều bị hạn chế nhất là thị trường bán lẻ do gắn với dịch vụ hậu cần và diện tích sản xuất, tuy nhiên nhu cầu về thị trường bất động sản công nghiệp ngược lại vẫn giữ vững. Lý giải về điều này các chuyên gia ghi nhận rằng do nhu cầu về thực phẩm tươi, bán hàng Online và y tế tăng cao nên thị trường giao nhận, kho bãi đã phát triển đáng kể trong thời gian gần đây.

Các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang và Thượng Hải cũng đưa ra thống kê khẳng định dịch bệnh không ảnh hưởng quá nhiều đến các vùng này và các nhà phát triển BĐS công nghiệp vẫn tiếp tục chuẩn bị sẵn các nhà kho. Đại dịch Covid - 19 thậm chí còn có khả năng tăng nguồn cung BĐS công nghiệp vì chính quyền địa phương phải tìm cách tăng thu nhập và sản xuất. 

Một trong các hệ quả của đại dịch là nhiều công ty sản xuất phát sinh các vấn đề và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, khiến cho chính quyền các địa phương phải tăng nguồn cung đất. Điều này giúp các doanh nghiệp kho vận thâu tóm được các khu vực đất chất lượng cao và vị trí đẹp. Yêu cầu thuế của Chính phủ cho các doanh nghiệp này luôn là điều kiện quan trọng nhất vì nếu đáp ứng được, đất có thể được cấp cho mục đích kinh doanh BĐS công nghiệp. 

Nhìn chung, tại Trung Quốc, nhu cầu về bất động sản công nghiệp từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước hiện khá mạnh và họ cũng chủ động tìm kiếm liên tục các cơ hội đầu tư. Hiện tại chưa có nhiều giao dịch vì thị trường mới chỉ có vài dự án bất động sản công nghiệp chất lượng cao được rao bán.

Ấn Độ: Khai thác tiềm năng phát triển rộng mở từ ngành bất động sản công nghiệp

Vẫn trong trại thái lockdown do dịch bệnh nên hiện tại hầu hết các ngành kinh doanh ở Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng, nhưng tương lai của ngành Bất động sản công nghiệp ở Ấn Độ có triển vọng hơn các ngành khác khi các công ty đa quốc gia dự kiến dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc. Có khoảng 1.000 công ty sản xuất nước ngoài đang dự tính chuyển cơ sở sản xuất chính từ Trung Quốc sang Ấn Độ; trong đó, 300 công ty có kế hoạch sản xuất đồ di động, điện tử, thiết bị y tế, và dệt may.

Chính phủ Ấn Độ đang tích cực thu hút các công ty nước ngoài và trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng sản xuất nội địa, Chính phủ Ấn Độ vừa cắt giảm thuế doanh nghiệp. Điều này cộng hưởng với yếu tố thuế dịch vụ và hàng hóa hấp dẫn, cùng lợi thế về nhân công rẻ, Ấn Độ đang tích cực khuyến khích và thu hút các công ty nước ngoài di dời xưởng sản xuất sang nước mình. 

Hầu hết các phân khúc của thị trường Bất động sản hiện đang chứng kiến mức giảm sút lớn trong các giao dịch, khiến không ít các nhà đầu tư Bất động sản buộc phải thay đổi kế hoạch và hoạt động vận hành để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Tuy nhiên, lĩnh vực công nghiệp đang chứng kiến sự thay đổi tích cực khi được đánh giá là lĩnh vực duy nhất hứa hẹn khả năng phục hồi cao và nhanh chóng.

Dữ liệu từ Real Capital Analytics cho thấy giao dịch BĐ văn phòng ở Châu Á-Thái Bình Dương giảm 59% tính tới Quý 2/2020 so với cùng kỳ năm ngoái. Đối với BĐS bán lẻ, con số còn đáng quan ngại hơn: 68%. Tuy nhiên, các giao dịch trong thị trường BĐS công nghiệp và ngành giao nhận - kho vận chỉ giảm 24%, cho thấy đây là nhóm có khả năng phục hồi cao trong đại dịch Covid-19.

Chat qua zalo