CÁC HÌNH THỨC LÀM CHỦ ĐẦU TƯ KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CẦN BIẾT

Việt Nam đã thành công trong việc khống chế dịch Covid- 19, tạo ra một lợi thế rất lớn góp phần xây dựng và củng cố lòng tin nơi các Nhà đầu tư nước ngoài. Thứ nhất, trong mắt các Nhà đầu tư là sự an toàn khi nhìn thấy không chỉ người dân Việt Nam mà còn cả người nước ngoài đều được hưởng dịch vụ chữa bệnh tốt nhất trong điều kiện có thể.

Thứ hai, các Nhà đầu tư cũng nhìn thấy cơ hội vàng tại Việt Nam nhờ có sự phát triển kinh tế liên tục trong các năm vừa qua, cụ thể là sự tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ của nền kinh tế. Họ cũng nhìn thấy sự quyết liệt, đúng đắn trong sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ trong công tác phòng chống dịch và khởi động lại nền kinh tế sau dịch.

Thứ ba, các Nhà đầu tư cũng ghi nhận Việt Nam có chủ trương nhất quán trong ứng xử với dòng vốn đầu tư nước ngoài, luôn coi đầu tư nước ngoài là một cấu thành quan trọng của nền kinh tế để phát triển. Tất cả đang góp phần tạo nên cơ hội vàng cho Việt Nam trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy và dòng vốn đầu tư nước ngoài sụt giảm.

Thứ tư, các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia ký kết đã và đang đem lại những lợi thế nhất định cho Việt Nam.

Có thể nói Việt Nam đang dần thể hiện vị thế của mình là một môi trường kinh doanh hấp dẫn và có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ. Điều đó đã thu hút sự quan tâm không nhỏ từ các Nhà đầu tư nước ngoài, nhưng nhiều Nhà đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư thì còn tỏ ra bối rối, không biết bắt đầu từ đâu. Bài viết sau đây của IIP VIETNAM sẽ cung cấp cho các Nhà đầu tư các thông tin về những hình thức làm chủ đầu tư khu công nghiệp tại Việt Nam, giúp Nhà đầu tư có thể thực hiện bước đầu tiên khi đầu tư, đó là lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp.

1. Đầu tư trực tiếp khu công nghiệp

Đây là hình thức làm chủ đầu tư Khu công nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. Hầu hết các chủ đầu tư trong nước đều đang thực hiện đầu tư theo hướng này. Đối với hình thức đầu tư này, Nhà đầu tư cần hiểu rõ về các Quy định luật pháp Việt Nam cũng như nắm rõ được các thủ tục hành chính cụ thể theo từng giai đoạn để hoàn thiện hồ sơ dự án, chủ trương đầu tư, tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng và khai thác kinh doanh dự án.

Các Nhà đầu tư nước ngoài nếu muốn đầu tư theo hướng này thì nên lựa chọn một đơn vị xúc tiến đầu tư bất động sản công nghiệp uy tín như IIP VIETNAM để:

• Hỗ trợ pháp lý tất cả các vấn đề liên quan đến BĐS Công nghiệp.

• Cung cấp các thông tin thị trường và doanh nghiệp cơ bản, định kỳ.

• Cung cấp báo cáo ngành/địa phương và nghiên cứu chuyên sâu theo yêu cầu.

• Tư vấn về môi trường đầu tư, chính sách thu hút đầu tư.

• Xác định, lựa chọn và giới thiệu cơ hội đầu tư phù hợp.

• Tìm hiểu, đánh giá, xác định khả năng đáp ứng nhu cầu đầu tư.

• Tìm kiếm, lựa chọn và giới thiệu địa điểm đầu tư.

• Khảo sát địa điểm.

• Hỗ trợ đàm phán và ký kết các thỏa thuận, hợp đồng liên quan.

• Tư vấn lập và xin cấp phép Dự án đầu tư.

• Tư vấn và thực hiện xin cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.

• Tư vấn và thực hiện xin cấp, thay đổi, gia hạn giấy phép hoạt động VP đại diện, CN của Thương nhân nước ngoài tại VN.

• Tư vấn và thực hiện thành lập, thay đổi, giải thể các loại hình công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

• Tư vấn pháp luật thường xuyên.

• Các hoạt động tư vấn khác liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài.

• Thiết kế, tư vấn bản vẽ thi công.

• Thi công xây dựng và bàn giao nhà máy, hạ tầng Khu công nghiệp cho Nhà đầu tư.

2. Đấu giá lựa chọn Chủ đầu tư khu công nghiệp

Hình thức này áp dụng đối với các Khu công nghiệp đã được quy hoạch, đền bù, giải phóng mặt bằng hoặc các dự án bị Nhà nước thu hồi để tiến hành đấu giá với nhiều lý do khác nhau như chậm tiến độ dự án, thay đổi mục đích dự án thành Khu công nghiệp…). Đối với hình thức đấu giá này, tiền thuê đất được nộp một lần cho toàn bộ 50 năm của dự án.

Ở Việt Nam, hình thức này chưa thực sự phổ biến đối với các Nhà đầu tư, chỉ có một số Khu công nghiệp trên cả nước thực hiện theo hình thức này thành công.

3. Hình thức đầu tư Khu công nghiệp theo hợp đồng đối tác công tư (PPP)

Hợp đồng PPP là hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư, là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công. Trong đó phổ biến nhất phải kể đến Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao Khu công nghiệp hoặc hợp phần phương án thanh toán trong Hợp đồng PPP là quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ Khu công nghiệp.

Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án (nếu có) để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ Khu công nghiệp.

Hợp phần phương án thanh toán trong Hợp đồng PPP. Trong phương án thanh toán cho hợp đồng PPP có nhiều hình thức thanh toán trong đó có hình thức thanh toán bằng quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ Khu công nghiệp trong Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao.

Trong trường hợp này, sau khi được giao làm Chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp, Nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ dự án, tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng và khai thác kinh doanh dự án.

Đối với hình thức này, tiền thuê đất thường được xác định một lần cho toàn bộ 50 năm của dự án. Ở Việt Nam, hình thức này chưa thực sự phổ biến đối với các Nhà đầu tư, chỉ có một số Khu công nghiệp trên cả nước thực hiện theo hình thức này thành công.

4. Mua bán và sáp nhập (M&A) Khu công nghiệp:

Đây là một hình thức khá phổ biến đối với các Nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên M&A là hoạt động phức tạp và liên quan đến nhiều lĩnh vực từ quản trị Doanh nghiệp, tài chính cho đến pháp lý… vì vậy, sự thành công của các thương vụ M&A luôn là một bài toán khó và tạo ra những thách thức rất lớn đối với các Nhà đầu tư nước ngoài cũng như các Chủ đầu tư trong nước.

Do đó các Nhà đầu tư nước ngoài cần tìm đến các đơn vị uy tín trong lĩnh vực Xúc tiến bất động sản công nghiệp như IIP VIETNAM để: 

Ký kết một hợp đồng dịch vụ về việc môi giới, xúc tiến trong việc tìm kiếm các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp đang muốn thực hiện hoạt động M&A. Một số nội dung IIP VIETNAM sẽ cung cấp cho các Nhà đầu tư nước ngoài cần tìm hiểu có thể kể đến như:

- Vị trí, khu vực của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang có nhu cầu mua bán, sang nhượng?

- Diện tích, quyền sử dụng, thời gian thuê đất của các khu công nghiệp là bao nhiêu?

- Hiện trạng hạ tầng, cơ sở vật chất của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp như thế nào?

- Các lĩnh vực thu hút đầu tư, các ưu đãi đầu tư tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

“Báo cáo thẩm định” về Bên bán Khu công nghiệp, bao gồm: 

- Báo cáo thẩm định tài chính ("Financial Due Diligence"): Báo cáo này tập trung vào toàn bộ vấn đề cốt lõi của một doanh nghiệp như hóa đơn, chứng từ, chế độ sổ sách, kế toán, các khoản vay từ tổ chức và cá nhân, kiểm tra khấu hao tài sản và khả năng thu hồi công nợ, Báo cáo tài chính trong 1 năm gần nhất có xác nhận của tổ chức kiểm toán.

- Báo cáo thẩm định pháp lý ("Legal Due Diligence”): Báo cáo này tập trung vào tình trạng pháp lý của Công ty như có đang tranh chấp, khiếu kiện với cá nhân, tổ chức nào không? Vốn thực góp, hồ sơ nhân sự, lao động, hồ sơ dự án,…

Đàm phán và ký kết M&A. Để có thể đưa ra mức giá hợp lý với giá trị của Khu công nghiệp cần có sự định giá chuyên nghiệp, ở bước này, IIP VIETNAM sẽ tư vấn và cung cấp cho hai bên là các Nhà đầu tư nước ngoài và Chủ sở hữu khu công nghiệp dịch vụ định giá chuyên nghiệp. Đảm bảo có thể định giá chính xác giá trị của Khu công nghiệp mang lại lợi ích hài hòa giữa hai bên. Sau khi chắc chắn về quyền lợi và chấp nhận mức giao dịch mua bán, chuyển nhượng. Hai bên sẽ tiến hành ký kết Hợp đồng và để đảm bảo về tính pháp lý thì IIP VIETNAM sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý, soạn thảo hợp đồng chuyên nghiệp cho hai bên lựa chọn hoặc theo thỏa thuận của 2 bên.

Trên đây là 4 hình thức cơ bản khi đầu tư vào Khu công nghiệp Việt Nam. Hi vọng với bài viết này, IIP VIETNAM có thể giúp các Nhà đầu tư nước ngoài có thể nhanh chóng lựa chọn được hình thức đầu tư phù hợp.

Mọi nhu cầu hợp tác xúc tiến đầu tư bất động sản công nghiệp, vui lòng liên hệ tới Hotline: 1900888858 hoặc Email: info@iipvietnam.com. 

Website: http://iipvietnam.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/iipvietnam

Chat qua zalo