LÀM GÌ ĐỂ GIÚP CẢNG BIỂN VIỆT NAM KHÔNG ''ĐƠN ĐỘC'' TRONG CUỘC CHIẾN HÚT VỐN FDI VÀO NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP?

Thực tế chỉ ra rằng rất nhiều cảng biển tại Việt Nam được đầu tư bài bản nhưng không thể hoạt động hết công suất như các cảng thuộc cụm cảng Cái Mép -Thị Vải, sản lượng xếp dỡ thấp, công suất khai thác chỉ đạt khoảng 40%. Đơn cử, khu cảng biển Hiệp Phước (TP Hồ Chí Minh) cũng không đạt được 1/2 công suất khai thác… 

Cảng biển Đông Nam Bộ

Cảng biển Đông Nam Bộ

CẢNG BIỂN VIỆT NAM "ĐƠN ĐỘC" TRONG CÔNG CUỘC HÚT VỐN FDI

Cụm cảng Cái Mép - Thị Vải

Cụm cảng Cái Mép - Thị Vải Lạch Huyện

Theo nghiên cứu của IIP VIETNAM, nguyên do chính dẫn tới tình trạng này là sự thiếu đồng bộ trong hạ tầng giao thông kết nối, ảnh hưởng tới hoạt động tại các cảng. Cụ thể hạ tầng cụm cảng Đông Nam Bộ hiện nay chưa kết nối với các tuyến giao thông trọng điểm, nhất là các tuyến cao tốc. Mặc dù, nhóm cảng biển ở Đông Nam Bộ có vai trò quan trọng hàng đầu trong 6 nhóm cảng trên phạm vi cả nước, đảm nhận khoảng 45% tổng khối lượng hàng hóa và hơn 60% khối lượng hàng container thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam. Tuy nhiên, các cảng ở cụm cảng biển Đông Nam Bộ mới đầu tư theo hướng tiếp cận gần hơn với biển nhưng lại xa các trung tâm sản xuất, tiêu thụ hàng hóa. 

Ngoài ra, nhiều cảng Đông Nam Bộ chưa có dịch vụ cung cấp hàng hóa đi kèm; chưa có trung tâm kiểm tra chuyên ngành tập trung nên các chủ hàng phải tốn thêm thời gian và chi phí lưu bãi; thiếu sự gắn kết với quy hoạch phát triển đô thị và an sinh xã hội của từng địa phương…

Đặc biệt, theo báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam, sự kết nối yếu giữa cảng biển với đường bộ, đường sắt, đường không cũng đang kéo lùi hiệu quả kinh tế và gia tăng chi phí logistics gây trở ngại cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

ĐỀ XUẤT CỦA IIP VIETNAM 

Nhằm nâng cao hiệu quả vận tải biển và tăng sức cạnh tranh, IIP VIETNAM cho rằng, trước mắt ngành vận tải biển Việt Nam cần tập trung vào các vấn đề sau:

1. Tăng cường đầu tư đồng bộ hạ tầng, chú trọng việc tăng cường mối liên kết chuyên ngành giữa các cảng lớn trong nước với các cảng khu vực và quốc tế, tạo tiền đề xuất nhập khẩu cho hàng hóa. Hợp tác cải thiện hiệu suất, hiện đại hóa đội tàu và các cảng biển, tranh thủ đầu tư quốc tế cho nâng cấp cơ sở hạ tầng liên tuyến, liên khu vực, nhằm khắc phục sự bất lợi mang tính hệ thống trong tuyến Bắc – Nam. 

2. Phát triển đồng bộ dịch vụ hỗ trợ vận tải, vận tải đa phương thức, đặc biệt nâng cao chất lượng dịch vụ logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông. 

3. Cắt giảm các thủ tục, giảm các chi phí dịch vụ cảng biển. Cụ thể là nâng cao chất lượng dịch vụ và đưa ra mức chi phí vận tải hợp lý nhất.

4. Ứng dụng triệt để công nghệ 4.0 hỗ trợ việc thông quan, bốc xếp hàng hóa, lưu kho hàng hóa, thu phí, neo đậu tàu thuyền để minh bạch trong cung cấp dịch vụ, giá thành và tiết kiệm thời gian cho Doanh nghiệp.

5 Cải thiện sự kết nối giữa các phương thức vận tải như đường thủy, đường bộ, đường sắt với các cảng biển để giảm bớt thời gian vận chuyển hàng hóa. Từ đó, giảm giá thành vận tải, tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa. 

6. Trang bị thêm các phương tiện làm hàng tại các cảng nước sâu như cảng Cái Mép - Thị Vải và cảng Lạch Huyện.

Chat qua zalo