Logistics: Thị trường “sôi động” khi công ty ngoại bước chân vào qua cánh cửa M&A với các công ty nội địa Việt Nam.

Lĩnh vực logistics đang trở nên “nóng” hơn bao giờ hết khi hàng loạt các hãng nước ngoài thời gian gần đây đầu tư vốn vào các công ty nội địa để bước một chân vào thị trường Việt Nam, thị trường được đánh giá còn nhiều tiềm năng phát triển.

Trong tuần vừa qua, GD Express - công ty logistics Malaysia tuyên bố đầu tư gần 3,3 triệu USD để sở hữu 50% cổ phần công ty chuyển phát nhanh Nội Bài (Netco) với mục tiêu mở rộng thị trường tại Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. GD Express trước đấy cũng đã hợp tác với Red Cargo – một nền tảng logistics thuộc Air Asia để mở rộng hoạt động kinh doanh trong khu vực.

Được xây dựng từ năm 1997, GD Express hiện nay đã có khoảng 250 chi nhánh và kho bãi khắp Singapore và Malaysia với hai mảng kinh doanh chính là chuyển phát (delivery) cùng dịch vụ kho bãi hậu cần (logistics). Còn Netco là doanh nghiệp đã hoạt động 15 năm trong lĩnh vực chuyển phát, hiện tại nắm trong tay hệ thống bưu cục ở 63 tỉnh thành với 9 trung tâm xử lý thông tin trên cả nước.

BEST Inc, một tập đoàn vận tải công nghệ khác tới từ Trung Quốc đã công bố hồi đầu tháng là sẽ chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam dịch vụ nhượng quyền bưu cục, nhằm tận dụng nguồn lực tại chỗ và nền tảng công nghệ của BEST Inc để phát triển mạng lưới. BEST Inc đã ngay lập tức cùng BW Industrial hợp tác cùng vận hành trung tâm phân loại hàng hoá tự động 5ha đầu tiên, dự kiến đầu năm sau sẽ chính thức đưa vào sử dụng.

Tại thời điểm chính thức ra mắt, BEST Inc Việt Nam đã có 7 trung tâm khai thác và trên 100 bưu cục, dự kiến sẽ phát triển lên con số khoảng 300 vào cuối năm nay. Theo như lời chia sẻ của đại diện doanh nghiệp này, mục tiêu trong hai năm đầu của BEST Inc Việt Nam sẽ thiết lập mạng lưới chuyển phát nhanh với công suất chuyển phát phủ song toàn quốc, mỗi ngày có thể vận chuyển 150.000 bưu kiện và trong thời gian ba năm tới sẽ tăng gấp đôi lên con số là khoảng 300.000 bưu kiện.

Trước khi đến thị trường Việt Nam, BEST Inc. đã có mặt tại các thị trường Đông Nam Á như Thái Lan, Maylaysia, Indonesia… với tất cả tổng cộng là 19 thị trường tính đến thời điểm hiện tại, trong đó có cả Mỹ, Nhật Bản cùng nhiều nước của châu Âu.

BEST Inc và GD Express chưa phải là những "gã khổng lồ" nước ngoài đầu tiên nhìn ra được tiềm năng của thị trường logistics Việt Nam hiện nay đang rất “nóng”.

Theo kết quả thống kê năm 2018của Hiệp hội các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), hiện nay có tầm trên 4.000 doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực logistics, bao gồm tất cả các hoạt động đường hàng hải, vận tải đường bộ đến hàng không quốc tế và nội địa. Ước tính quy mô thị trường hàng năm là khoảng 40-42 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng của thị trường tầm 12-14%/năm.

Theo số liệu ghi tại sách Trắng Logistics Vietnam 2018 thì hiện tại 60-70% tổng số các doanh nghiệp đang chọn lựa giải pháp thuê ngoài (outsourcing) khi có nhu cầu các dịch vụ logistics. 100% là số doanh nghiệp được khảo sát trả lời họ có thuê ngoài dịch vụ về kho bãi, 73% là con số ở mảng giao nhận nội địa và 70% là con số của giao nhận quốc tế.

"Hiện chi phí dành cho logistics thực sự quá cao, cụ thể lên tới 18% tổng GDP chính là nguyên do khiến cho các doanh nghiệp còn quan ngại khi tự đầu tư vào hệ thống logistic, đây cũng chính là khoảng trống dành cho những doanh nghiệp logistic xây dựng và phát triển quy mô cung ứng dịch vụ", theo lời bà Đặng Minh Phương - phó chủ tịch VLA chia sẻ trước báo chí báo chí tại một hội thảo về lĩnh vực đầu tư và xuất khẩu.

Bà Phương cũng đưa ra nhận xét, bài toán về chi phí và cơ sở hạ tầng luôn luôn là bài toán chung của tất cả những doanh nghiệp logistics nội địa hiện nay. Trên thực tế có rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài đã nhận ra cơ hội của một thị trường đang rất phát triển và họ sẵn sàng gia nhập.

Có một sự thật là những ông lớn nước ngoài đã chia nhau thị trường chuyển phát nhanh - logistics Việt Nam từ khá lâu rồi, diển hình như J&T Express, DHL hay Kerry Express... Đã sớm có mặt tại Việt Nam được 17 năm, Kerry Express – một công ty con của gã khổng lồ Kerry Logistics Network, một tập đoàn từ Hồng Kông hiện đang là chủ sở hữu của hơn 120 bưu cục và 4 kho hậu cần để xử lý các dịch vụ logistics và chuyển phát nhanh ở thị trường Việt Nam. Nestle, Ford, Lotte....chính là một số đối tác chiến lược của Kerry Express tại Việt Nam hiện nay.

Với sự phát triển và định hình là một doanh nghiệp chuyển phát nhanh dựa trên nền tảng là công nghệ 4.0 và Internet, J&T Express - tập đoàn logistics Indonesia đã nhanh chóng xây dựng mạng lưới hơn 700 bưu cục trải dài khắp Việt Nam chỉ trong thời gian hơn một năm tham gia sân chơi này. Trước khi đặt chân đến Việt Nam, J&T Express đã có mặt tại 7 thị trường trong khu vực Đông Nam Á.

Vừa qua, J&T Express cũng đã chính thức bắt tay hợp tác với sàn thương mại điện tử Sendo để trở thành đối tác vận chuyển cho trang bán hàng trực tuyến này.

Định hướng hiện nay thì công nghệ 4.0 và Internet chính là nền tảng để xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ chuyển phát nhanh, các doanh nghiệp đang đẩy mạnh hợp tác với phân khúc thương mại điện tử đang phát triển mạnh tại Việt Nam. J&T Express bắt tay với sàn thương mại điện tử Sendo trong khi Kerry Express đồn hành cùng với US Express để mở rộng cung cấp dịch vụ tới các khách hàng từ logistics, kho vận tới logistics cho lĩnh vực thương mại điện tử.

Đặc biệt trong thời gian qua các tin tức bất động sản công nghiệp Việt Nam được tiến hành đầu từ, sang nhượng cho các Tập đoàn nước ngoài nhằm phục vụ xây dựng kho bãi cho hệ thống logistics cũng làm tăng sức nóng của thị trường.

Đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì thị trường vận chuyển nội địa không phải là lĩnh vực có sức hút duy nhất. Đầu tháng 7 vừa qua, tập đoàn Sumitomo của Nhật công bố khoản đầu tư trị giá 37 triệu USD để sở hữu 10% cổ phần của Gemadept – một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực logistics cảng biển tại Việt Nam. Vẫn trong tháng 7, Indo Trans Logistics đã công bố đã bán gần 30% cổ phần công ty cho tập đoàn Symphony International Holdings...

Cái bắt tay của hai tập đoàn logistics Singapore YCH và T&T của Việt Nam là thương vụ mới nhất được ghi nhận là để đầu tư vào hệ thống trung tâm logistics cùng cảng biển. Đại diện của YCH chia sẻ, đây là bước tiến đầu tiên trong kế hoạch dài hơi của tập đoàn nhằm phát triển khắp thị trường Đông Nam Á của họ.

Sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam năm 2018 ước tính đạt khoảng hơn 520 triệu tấn, tăng 19%, theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam. Thống kê của Bộ Công thương Việt Nam cũng chỉ ra, vận tải đường thủy nội địa và đường biển chiếm tới 22% tổng số lượng vận tải hàng hóa tại Việt Nam. Trong báo cáo ngành cảng biển cuat mình, Sacombank Securities cũng đã đưa ra chỉ số tăng trưởng là mức 15%/năm đối với sản lượng hàng hoá qua cảng biển, dự tính hàng hoá xuất khẩu thông qua đường biển sẽ được giữ mức ổn định vào khoảng 15%/năm.

Chat qua zalo