Tại sao các nhà đầu tư Nhật Bản lựa chọn Việt Nam?
Ngày:31/08/2020 03:57:58 CH
Tính đến thời điểm hiện tại, Nhật Bản có khoảng hơn 4.000 dự án lớn nhỏ đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký lên đến 57,9 tỷ USD, đứng vị trí số hai trên tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ tiến hành đầu tư tại Việt Nam. Tổng Thư ký Đảng Dân chủ Nhật Bản - Chủ tịch liên minh Nghị sĩ Hữu nghị Nhật - Việt, Ông Nikai Toshihiro chia sẻ hiện nay có khoảng 2000 nhà đầu tư của xứ sở hoa anh đào đang hoạt động kinh tế tại Việt Nam.
JETRO - Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản đã tiến hành khảo sát 3.563 doanh nghiệp Nhật Bản, kết quả là trong số các doanh nghiệp của Nhật Bản đang dự định tiến hành đầu tư ra nước ngoài thì lựa chọn đầu tư vào Việt Nam tăng 5,5%, lên là 41% trên tổng số 3.563 doanh nghiệp.
Vai trò của Nhật Bản đối với nền kinh tế Việt Nam là vô cùng to lớn. Nhiều dự án bất động sản công nghiệp Việt Nam được các tập đoàn Nhật Bản đầu tư đồng bộ để là cơ sở sản xuất lâu dài. Nhận thấy tầm quan trọng của mối quan hệ hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản, vừa qua Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thăm chính thức Nhật Bản. Kết quả mang lại là đã có 32 giấy chứng nhận đầu tư, biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) giữa các doanh nghiệp Nhật Bản với doanh nghiệp, địa phương tại Việt Nam đã được hai bên ký kết, giá trị lên tới 8 tỷ USD. Qua đó có thể thấy Việt Nam luôn là một thị trường hấp dẫn và tiềm năng với các nhà đầu tư Nhật Bản.
Tại hội nghị Xúc tiến đầu tư vào Việt Nam tổ chức ở Tokyo vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh Nhật Bản luôn là đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu trong việc hợp tác đầu tư. Việt Nam chủ trương thúc đẩy và tạo điều kiện cho các đầu tư FDI của Nhật Bản. Trong đó, khuyến khích các dự án đầu tư bền vững, mang tính lâu dài, thân thiện với môi trường, hạ tầng hiện đại, chuyển giao công nghệ mới, tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo; cùng hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển, góp phần đưa các sản phẩm Việt Nam ra toàn cầu.
Tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến cho sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư ra khỏi Trung Quốc và tìm kiếm các môi trường đầu tư khác diễn ra mạnh mẽ. Đồng thời là đại dịch Covid-19 bùng phát khiến các hoạt động kinh tế đình trệ và gián đoạn. Việt Nam nổi nên là một ngôi sao sáng trong việc thu hút đầu tư trên thế giới cũng như trong khu vực.
Các doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn đầu tư vào Việt Nam bởi các lý do sau:
Đầu tiên, Việt Nam là đất nước có nền chính trị ổn định so với các quốc gia trong khu vực.
Thứ hai, những năm trở lại đây, quan hệ song phương và đa phương của Việt Nam đạt được nhiều thành tựu. Nhiều thỏa thuận hợp tác Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết được. Đồng thời là các Hiệp định quan trọng Việt Nam đạt được như Hiệp định thương mại tự do với EU. Đặc biệt quan hệ với cường quốc là Mỹ đã dần ổn định. Điều này vô cùng có lợi cho doanh nghiệp Nhật Bản nếu đầu tư sản xuất, gia công xuất khẩu hàng hóa tại Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, mối quan hệ hữu nghị Việt - Nhật ngày càng tốt đẹp, nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư giúp các doanh nghiệp Nhật Bản yên tâm đầu tư tại Việt Nam.
Thứ tư, Việt Nam có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiện vô cùng thuận lợi cho việc nhập khẩu máy móc dây truyền, nguyên liệu cũng như xuất khẩu thành phẩm.
Thứ năm, bản thân Việt Nam với gần 100 triệu dân cũng là một thị trường lớn đồng thời là một nguồn cung ứng nhân lực lớn.
Sắp tới hai hiệp định Thương mại tự do và Bảo hộ đầu tư (EVFTA và EVIPA) giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu chính thức có hiệu lực, dự kiến xuất khẩu sang EU từ Việt Nam sẽ tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020, 42% sau 6 năm nữa. Thủ tướng chính phủ Việt Nam khẳng đinh đây là thời cơ để doanh nghiệp Nhật Bản tham gia vào thị trường Việt Nam. Việt Nam sẽ là miền đất hứa đối với các doanh nghiệp của “đất nước mặt trời mọc”
Kết quả khảo sát của JETRO tiến hành đã cho biết, Việt Nam đứng số 2 trên tất cả các quốc gia, khu vực mà những tập đoàn Nhật Bản dự định và mong muốn đầu tư, kinh doanh trong tương lai.
Theo nhận định của các chuyên gia về đầu tư nước ngoài đánh giá Việt Nam rất cao. Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tận dụng tốt các cơ hội về đầu tư từ Nhật Bản cũng như các quốc gia khác để thúc đẩy phát triển kinh tế. Nắm bắt và đón đầu xu hương, nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư đã được chính phủ Việt Nam đưa ra. Để “dọn tổ đón đại bang” thời gian qua thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam rất sôi động. Nhiều dự án bất động sản công nghiệp Việt Nam đã được các “ông lớn” Nhật Bản quan tâm và đầu tư.
Việc các nhà đầu tư Nhật Bản mở rộng đầu tư vào bất động sản công nghiệp Việt Nam cũng các lĩnh vực khác như dịch vụ, thương mại sẽ là xu hướng chính trong thời gian tới.
Song bên cạnh cũng còn nhiều vấn đề cần giải quyết như công nghiệp phụ trợ của Việt Nam vẫn chưa xứng tầm và tối đa hóa được tỷ lệ nội địa hóa. Một số thủ túc trong tiến hành đầu tư vấn mất thời gian, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp Việt Nam.