TẦM NHÌN DÀI HẠN VÀ KỲ VỌNG CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM.

Tập đoàn Khoa học kỹ thuật Hồng Hải (Foxconn), ông lớn đứng thứ 24 trong nhóm 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu, mới đây đã đệ trình kiến nghị đề xuất đầu tư 3 khu nhà ở công nhân quy mô lớn tại Bắc Giang, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc, lên Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng và Bộ Kế hoạch & đầu tư.

Là một trong những công ty Công nghệ nước ngoài lớn nhất đầu tư vào Việt Nam, Giá trị xuất khẩu các nhà máy của ‘đại bàng’ Foxconn tại Việt Nam năm 2019 đạt khoảng 3 tỉ USD, dự kiến tăng lên 6 tỉ USD trong năm 2020. 

Tập đoàn này đang sử dụng khoảng 50.000 lao động Việt Nam, với mức lương chi trả người lao động bình quân từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng.

Từ lâu Foxconn được biết tới là nhà cung ứng, sản xuất linh kiện chính cho Tập đoàn công nghệ Apple. Với xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng sản xuất về Việt Nam, thời gian tới, số công nhân làm việc cho Foxconn sẽ tăng lên nhanh chóng. Cũng bởi xu hướng gia tăng sản xuất và quy mô lao động đó, Foxconn đang có những chiến lược dài hạn để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho hoạt động sản xuất lâu dài của hãng tại Việt Nam. Thông qua các công ty con, Foxconn đang đề xuất đầu tư 3 dự án nhà ở xã hội để tạo lập chỗ ở ổn định cho nhân viên. 

Cụ thể là dự án nhà ở xã hội Golden Park tại xã Phương Liễu, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, quy mô sử dụng đất 6,3ha, vốn đầu tư khoảng 2.900 tỉ đồng; dự án nhà ở xã hội Vân Trung, xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, quy mô sử dụng đất 16,7ha, tổng vốn đầu tư khoảng 3.400 tỉ đồng; và dự án công nhân và công trình dịch vụ công cộng Phoenix Town, rộng 9,9ha, vốn đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng tại Vĩnh Phúc.

Cả 3 dự án nhà ở xã hội này đều gắn với 3 KCN mà các công ty con của Foxconn đã rót vốn đầu tư, đó là KCN Quế Võ, KCN Vân Trung và KCN Bình Xuyên.

TẦM NHÌN DÀI HẠN VÀ KỲ VỌNG CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Thông qua đề xuất của mình, Foxconn cũng khẳng định tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp này khi không chỉ rót vốn vào các Khu Công nghiệp, các doanh nghiệp ngành xây dựng, mà còn kì vọng Bất động sản Công nghiệp và hạ tầng công nghiệp sẽ phát triển đồng bộ với các tiện ích xã hội xoay quanh. Có thể thấy, đây là một lợi ích rất lớn mà Việt Nam nhận được khi thu hút thành công đầu tư trực tiếp (FDI) từ các công ty đa quốc gia. Bởi các nhà đầu tư đã có chiến lược dài hạn và tích cực chủ động ổn định đời sống dân sinh, xã hội cho người lao động của doanh nghiệp họ. Thêm vào đó, nhờ định hướng của các nhà đầu tư như Foxconn, các khu vực lân cận với nhiều khu/cụm công nghiệp được đầu tư sẽ có đà phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn.

Thông qua câu chuyện của Foxconn nói trên, chúng ta có thể thấy việc phát triển Khu Công nghiệp kết hợp đô thị - dịch vụ là một trong những định hướng mới mà các Nhà đầu tư nước ngoài đang nhắm đến. Foxconn không phải là “ông lớn” duy nhất có định hướng này, bởi thực tế đã có nhiều mô hình KCN tại Việt Nam được đầu tư xây dựng theo định hướng này như VSIP - Bình Dương, KCN Long Hậu - Long An

Ngoài ra đề xuất của các doanh nghiệp nước ngoài, với đầu tàu là ông lớn Công nghệ Foxconn còn thể hiện những kỳ vọng, mong muốn đối với các Bộ, Ban ngành Việt Nam, cụ thể là:

- Làm rõ các ưu đãi trong cơ chế khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân mà doanh nghiệp được hưởng, bao gồm cả thủ tục hồ sơ liên quan đến miễn tiền sử dụng đất.

- Đề xuất cho doanh nghiệp sản xuất trong các KCN có thể đại diện cho người lao động đứng ra thuê, mua nhà ở xã hội để cho công nhân ở.

- Sửa đổi quy định tại Nghị định 123/2017/NĐ-CP là trong vòng 20 ngày kể từ ngày được giao đất, doanh nghiệp phải có danh sách người lao động mua nhà mới được hưởng các ưu đãi đất đai.

Theo ý kiến của các chuyên gia IIP VIETNAM, nếu Chính phủ chấp thuận điều chỉnh các kiến nghị trên thì chắc chắn không chỉ có Foxconn mà rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, chủ đầu tư các KCN, nhiều nhà đầu tư trong nước sẽ tham gia đầu tư nhà ở cho công nhân tạo ra những lợi thế cạnh tranh vượt trội trong cuộc chiến thu hút FDI vào Việt Nam.

Chat qua zalo