THANH HÓA - ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN VÀ TIN CẬY CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP
Ngày:24/07/2020 11:24:50 SA
Thanh Hóa là một tỉnh lớn của cả nước về diện tích và dân số (đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số) trong số các đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thêm vào đó, Thanh Hóa cũng là một trong số ít địa phương hội tụ đủ những đặc điểm riêng có của một đất nước: có biển, có núi, đồng bằng, trung du, biên giới, bản sắc đa dạng và phong phú. Đặc điểm tự nhiên này là cơ sở quan trọng để tạo dựng nên những tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Đó là: vị trí địa lý ; cơ sở hạ tầng; tài nguyên đất đai và nguồn nhân lực.
Những năm gần đây, nhiều dự án có quy mô tầm cỡ quốc gia, quốc tế liên tục lựa chọn Thanh Hóa là điểm đến. Không chỉ bởi tỉnh Thanh Hoá có những “đặc ân” trời phú về địa lý, chính trị, kinh tế, xã hội, tài nguyên thiên nhiên... mà còn là sự tin cậy vững vàng khi thể chế, chính sách về thu hút đầu tư ngày càng được hoàn thiện, tạo lập một môi trường đầu tư kinh doanh ngày một cởi mở, thân thiện và minh bạch.
CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐỒNG BỘ - HIỆN ĐẠI
Hệ thống giao thông
- Về giao thông đối nội: Tổ chức theo dạng ô bàn cờ theo hướng Bắc - Nam và Đông - Tây gồm các tuyến tỉnh lộ, đường nội thành và ngoại thành.
- Về giao thông đối ngoại: Thành phố Thanh Hoá có Quốc lộ 1A đi qua và nằm trên tuyến đường sắt xuyên Việt. Ngoài ra còn một số tuyến quốc lộ chạy qua thành phố như Quốc lộ 47, 45.
+ Giao thông đường thuỷ:
Hiện thành phố có cảng sông Lễ Môn, tàu 1.000 tấn có thể cập cảng; đang xúc tiến lập dự án xây dựng các bến cảng du lịch tại Hàm Rồng, Nam Ngạn…
+ Giao thông đường sắt:
Thành phố có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua, ga Thanh Hoá có năng lực vận chuyển 400 lượt hành khách, bốc dỡ 600 tấn hàng hoá/ngày đêm.
+ Đường hàng không:
Sân bay Sao Vàng cách thành phố 45km về phía Tây; đã có hướng quy hoạch sân bay dân dụng ở xã Quảng Lợi, cách thành phố 20km về phía Nam
2. Hệ thống cấp điện:
Thành phố đã hoàn thành dự án cải tạo lưới điện có số vốn 236 tỷ đồng (vốn ODA) có hệ thống cao thế 110KV và trung thế 22KV với 160 trạm biến thế, đảm bảo cấp điện ổn định với công suất 64 MW/năm. 100% số phường, xã của thành phố đã có điện, tỷ lệ số hộ dùng điện đạt 100%.
3. Hệ thống cấp thoát nước và thu gom chất thải rắn:
- Cấp nước:
Nước được cung cấp từ 2 nhà máy nước: Nhà máy nước Mật Sơn (phường Đông Vệ), công suất 30.000m3/ngày đêm và nhà máy nước Hàm Rồng, công suất thiết kế giai đoạn I là 20.000m3 nước/ngày đêm, giai đoạn II dự kiến đến năm 2020 là 35.000m3/ngày đêm.
- Thoát nước:
+ Các sông Thọ Hạc, kênh Vinh, sông Nhà Lê, sông Thống Nhất là trục tiêu chính của thành phố.
+ Hệ thống thoát nước mặt tự chảy là chính. Thành phố đang tích cực triển khai dự án cải tạo hệ thống thoát nước đô thị bằng nguồn vốn ADB.
- Hệ thống thu gom chất thải rắn và vệ sinh môi trường:
Hiện nay, rác thải được thu gom đạt 70% nhu cầu của thành phố.
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỞI MỞ, THÔNG THOÁNG, MINH BẠCH
Cùng với làn sóng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh mạnh mẽ của Chính phủ, Doanh nghiệp trong tỉnh ngày càng cảm nhận rõ rệt sự đổi mới trong hoạt động điều hành của các cơ quan Nhà nước theo hướng xây dựng một nền hành chính hiện đại, hạn chế tối đa những thủ tục rườm rà, triệt để loại trừ tình trạng nhũng nhiễu doanh nghiệp của một số Cán bộ tỉnh.
Trong đó, đáng ghi nhận nhất là hiện nay, Thanh Hóa đang được đánh giá là địa phương có chi phí gia nhập thị trường thấp. Các cấp, ngành trong tỉnh cũng mạnh mẽ hơn trong hoạt động cải cách, ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính và điều hành công việc.
Mức độ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Thanh Hoá được thể hiện rõ nét trong việc cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI). Đây là chỉ số phản ánh tổng hòa chất lượng điều hành môi trường kinh doanh của các cấp, các sở, ngành. Từ năm 2016 đến nay, chỉ số này của tỉnh Thanh Hóa liên tục tăng về thứ hạng và điểm số. Trong đó, đáng ghi nhận ở một số chỉ số tăng điểm khá, như: Chi phí không chính thức, chỉ số gia nhập thị trường, tính minh bạch, chi phí thời gian. Các chỉ số dịch vụ hỗ trợ DN, đào tạo lao động cũng tiếp tục tăng điểm, tạo môi trường kinh doanh với những điều kiện ban đầu thuận lợi cơ bản để DN tham gia thị trường. Sự cải thiện những chỉ số quan trọng trong đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đã phản ánh hiệu quả của những chủ trương, chính sách và chỉ đạo điều hành của tỉnh trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành và cán bộ, công chức tại các cơ quan Nhà nước.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN RÕ RÀNG
Với mục tiêu đưa Thanh Hóa tiếp tục trở thành điểm đến hấp dẫn và tin cậy cho các nhà đầu tư, tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục rà soát, hoàn thiện, bổ sung, xây dựng mới các cơ chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Trong đó, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, xây dựng “Chính phủ điện tử” nhằm giảm bớt thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục hành chính cho các DN, nhất là các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục hiện đại hóa nền hành chính, tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công của tỉnh và hệ thống một cửa cấp tỉnh, huyện, xã.
Tỉnh Thanh Hóa cũng sẽ thực hiện rà soát, đánh giá các thủ tục hành chính hiện hành, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của tỉnh liên quan đến công tác cải cách hành chính, kiến nghị sửa đổi, bãi bỏ các văn bản của Trung ương và của tỉnh không còn phù hợp với thực tế, đề xuất hủy bỏ các thủ tục hành chính chưa phù hợp, xây dựng và hoàn thiện các thủ tục hành chính theo hướng công khai, đơn giản. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch. Tiếp tục rà soát, xây dựng các quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu dọc các tuyến đường giao thông lớn, làm cơ sở thu hút đầu tư. Tăng cường cung cấp thông tin về các hiệp định kinh tế - thương mại, thông tin thị trường, khoa học công nghệ... cho DN tiếp cận, mở rộng thị trường xuất khẩu; đồng thời, xây dựng hệ thống các cơ sở dữ liệu về thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh để cung cấp cho các DN, nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu cơ hội đầu tư vào tỉnh.
Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối ngoại, xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế. Chủ động xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; tiếp tục duy trì các đối tác truyền thống; đồng thời, mở rộng, tìm kiếm các đối tác tiềm năng. Đặc biệt, tỉnh ta sẽ quan tâm thu hút các nhà đầu tư lớn đã khẳng định thương hiệu, các dự án sản xuất, kinh doanh có quy mô lớn, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị, làm hạt nhân tạo sự lan tỏa để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ:
1. Nhà máy Polypropylene - KCN Nghi Sơn
2. Nhà máy sản xuất sợi tổng hợp PTA - KCN Nghi Sơn
3. Nhà máy sản sợi tổng hợp PET - KCN Nghi Sơn
4. Nhà máy sản xuất Benzen - KCN Nghi Sơn
5. Nhà máy sản xuất phân bón DAP - KCN Nghi Sơn
6. Nhà máy sản xuất thép không gỉ - KCN Nghi Sơn
7. Nhà máy sản xuất thép định hình - KCN Nghi Sơn
8. Nhà máy chế tạo, sửa chữa xe cơ giới - KCN Bỉm Sơn
9. Nhà máy cơ khí xây dựng - KCN Bỉm Sơn
Theo đánh giá của IIP VIETNAM, với tốc độ tăng trưởng cùng sự quyết liệt trong cải cách môi trường kinh doanh của Lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá, chỉ trong 3-5 năm tới Thanh Hoá sẽ vươn lên thành điểm sáng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và vươn lên thành tỉnh công nghiệp trọng điểm của miền Bắc.
Mọi thông tin liên hệ hợp tác xúc tiến đầu tư Khu công nghiệp tại Thanh Hoá, vui lòng gọi tới Hotline: 1900888858 hoặc Email: info@iipvietnam.com.
Website: http://iipvietnam.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/iipvietnam