Nhà đầu tư bất động sản công nghiệp Việt Nam vui mừng nhận tin hàng loạt công ty Nhật quyết định sẽ chuyển nhà máy sản xuất từ Trung Quốc về Việt Nam
Ngày:28/07/2020 09:51:34 SA
Trong xu hướng chuyển dịch nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc, Bất động sản công nghiệp Việt Nam hào hứng đón làn sóng FDI mới vào các khu công nghiệp. Đặc biệt tin vui về quyết định chuyển nhà máy từ Trung Quốc về Việt Nam của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Cụ thể, Bất động sản công nghiệp Việt Nam đón sóng đầu tư của 15 trên 30 doanh nghiệp Nhật Bản. Nhận được hỗ trợ kinh phí trong dự án đa dạng chuỗi cung ứng sang ASEAN, doanh nghiệp Nhật đã quyết định chọn Việt Nam là điểm đến. Đây là xác nhận của ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (Jetro) Hà Nội tại cuộc họp báo ngày 23/7.
Không chỉ với bất động sản công nghiệp Việt Nam, nhiều quốc gia trên thế giới khá bất ngờ vì quyết định này.
Các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ cố gắng đa dạng hóa chuỗi cung ứng để hạn chế tối đa rủi ro do đứt đoạn chuỗi cung ứng gây gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng không có nghĩa là dịch chuyển hoàn toàn nhà máy từ nước này sang nước khác.
Bất động sản công nghiệp Việt Nam có những lợi thế nhất định khiến các công ty sản xuất khẩu trang, thiết bị y tế, quần áo bảo hộ, thiết bị điện tử này quyết định lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư. Ông Takeo Nakajima nói, họ chọn Việt Nam là điểm đến nhờ Việt Nam có nhiều doanh nghiệp có năng lực và uy tín trong lĩnh vực dệt may.
Không chỉ với bất động sản công nghiệp Việt Nam, nhiều quốc gia trên thế giới khá bất ngờ vì quyết định này.
Bất động sản công nghiệp Việt Nam còn nhiều hơn những cơ hội chào đón các nhà đầu tư mới trong thời gian tới.
“Đây mới chỉ là một phần của làn sóng” ông Takeo Nakajima đánh giá. Sẽ còn nhiều đợt “di cư” của doanh nghiệp Nhật Bản trong thời gian tới. Hy vọng, với năng lực và tiềm năng của mình, Việt Nam sẽ thu hút được chuyển dịch đầu tư FDI nhiều nhất có thể.
Theo đại diện Jetro Hà Nội, một lợi thế khác biệt mà không quốc gia nào trong khu vực so sánh được là Việt Nam có đông đảo đội ngũ người lao động biết tiếng Nhật. Đó là một phần lý do khiến các doanh nghiệp Nhật Bản sẵn sàng chuyển dịch về Việt Nam.
Bên cạnh đó, chính sự tâm huyết của Chính phủ Việt Nam trong thu hút đầu tư từ Nhật Bản là điểm mấu chốt khiến những tồn tại như sự thiếu nhất quán, không minh bạch, tham nhũng ở nhiều quốc gia khác trở nên không còn là điều đáng ngại.
Việt Nam có lợi thế về chi phí đầu tư bất động sản công nghiệp so với các nước trong khu vực ASEAN như Malaysia, Singapore, Thái Lan,…Giá thuê đất khu công nghiệp thấp, mặc dù gần đây tiền nhân công, thuê mặt bằng đang tăng lên từng năm nhưng đây vẫn được xem là mức giá chấp nhận được của nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh những điểm hấp dẫn, Việt Nam cần cải thiện những yếu tố về bất động sản công nghiệp
Một số yếu tố như như các dịch vụ tiện ích đi kèm khu công nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng. Đặc biệt ngành công nghiệp phụ trợ đang là vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp cân nhắc để đưa ra quyết định có nên lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư bất động sản công nghiệp không.
Dân số Việt Nam 100 triệu dân nhưng liệu khi hàng loạt doanh nghiệp nước ngoài chuyển dịch nhà máy về đây, nguồn nhân lực hiện tại có đủ để đáp ứng nhu cầu về nhân công nhà máy cho các doanh nghiệp Nhật Bản và các nước trong thời gian tới?
Tại Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung, cuộc cạnh tranh thu hút FDI đang ngày càng gay cấn. Các doanh nghiệp đang nỗ lực để cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó bất động sản công nghiệp chính là yếu tố mấu chốt cho quyết định đầu tư này có được thực hiện hay không.Vì vậy, Việt Nam cần xem đây là động lực để cải thiện hơn nữa những vấn đề còn tồn tại trong môi trường đầu tư hiện tại. Xứng đáng là điểm đến sáng giá của khu vực Đông Nam Á.