PHÚ THỌ TIỀM NĂNG VỚI HÀNG LOẠT CƠ HỘI ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP

Phú Thọ từ lâu đã được xem là cửa ngõ thủ đô Hà Nội kết nối với vùng Tây Bắc Việt Nam, nằm ở vị trí trung tâm miền núi phía Bắc nơi giao hòa của ba con sông lớn Việt Nam, cách Sân bay Quốc tế Nội Bài 50km; cách cảng biển Hải Phòng 180km, cách cửa khẩu quốc tế Lào Cai 180km. Với vị trí thuận lợi về giao thông đường sắt, đường bộ, đường sông hội tụ đủ mọi loại hình vận tải và khẳng định vị thế trung tâm vùng và vô cùng phù hợp để phát triển bất động sản công nghiệp

VÀI NÉT VỀ PHÚ THỌ TIỀM NĂNG

1. Cửa ngõ thủ đô, đầu mối giao thông quan trọng

Với vị trí “ngã ba sông” - điểm giao nhau của sông Hồng, sông Đà và sông Lô, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc). 

Tỉnh Phú Thọ là đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy trong khu vực miền Bắc, kết nối trung chuyển hàng hóa cho các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Sông Hồng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tỉnh và khu vực.

Đường bộ: Tuyến đường đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai (tốc độ tối đa 120km/h) qua tỉnh Phú Thọ có chiều dài trên 60km với 5 nút giao tại: Thành phố Việt Trì, huyện Phù Ninh, thị xã Phú Thọ, huyện Cẩm Khê, huyện Hạ Hòa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thuộc hành lang đường bộ Côn Minh - Hải Phòng đã mang lại những tiềm năng, cơ hội phát triển kinh tế - xã hội rất lớn; Tuyến đường Quốc lộ 2 (AH14 - đường bộ Châu Á số 14) nối liền Vân Nam(Trung Quốc) với Hà Giang qua Tuyên Quang, Phú Thọ đến sân bay quốc tế Nội Bài về Hà Nội rồi nối với quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quốc lộ 1A đi cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) và với quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân - Quảng Ninh (cảng biển); Quốc lộ 32 từ Hà Nội qua Phú Thọ rồi đi Sơn La - Điện Biên - CHDC nhân dân Lào, Quốc lộ 32C từ Phú Thọ đi Yên Bái, kết nối với các quốc lộ khác đi Lào Cai rồi sang Trung Quốc và tuyến đường bộ Hồ Chí Minh qua các tỉnh nối liền 3 miền đất nước.

Đường sắt: Tuyến đường sắt xuyên Á từ Vân Nam(Trung Quốc) sang Lào Cai chạy qua tỉnh Phú Thọ về Hà Nội và nối với các tuyến đường sắt Hà Nội-Hải Phòng, Hà Nội- thành phố Hồ Chí Minh. Phú Thọ có 08 ga được đặt tại thành phố Việt Trì và các thị trấn khác trên địa bàn tỉnh, trong đó ga Việt Trì và ga Phú Thọ là 2 ga lớn rất thuận tiện cho việc đưa đón khách và vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn. 

Đường thủy: Việt Trì “thành phố ngã ba sông” nơi hợp lưu của 3 con sông lớn ở miền Bắc là sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Tổng chiều dài vận tải đường sông của tỉnh là 235km trong đó sông Hồng là 130km, sông Lô là 63km, sông Đà là 42km chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc hội tụ về Phú Thọ rồi tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh khác. Cảng sông Việt Trì là một trong ba cảng sông lớn ở miền Bắc có công suất khai thác có thể đạt 1,0 triệu tấn/năm.

2. Mưa thuận gió hoà

Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 23,7 độ C, lượng mưa trung bình nằm trong khoảng 1.600 - 1.800 mm, độ ẩm trung bình 85-87%. Diện tích đất tự nhiên 3.534,5km2. Nền đất có kết cấu tốt nên thuận lợi cho xây dựng các công trình công nghiệp và kết cấu hạ tầng. Phú Thọ có một số loại khoáng sản lớn có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế: Cao lanh, Fenspat, quặng pirit, đá vôi cho sản xuất xi măng, đá xây dựng, cát sỏi và mỏ nước khoáng có trữ lượng lớn và chất lượng tốt. Hệ thống đê điều, tiêu thoát nước thủy lợi tỉnh Phú Thọ trong những năm qua được đầu tư cơ bản hoàn thiện nên hàng năm hầu như không chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh ổn định, an toàn. 

3. Lực lượng lao động trẻ và dồi dào

Tỉnh Phú Thọ có 13 huyện, thành, thị gồm: Thành phố Việt Trì đô thị loại I (là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh Phú Thọ và là thành phố về miền lễ hội cội nguồn các dân tộc Việt Nam), Thị xã Phú Thọ và các huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh.

Tỉnh Phú Thọ có lượng lao động dồi dào, trên 800.000 người, chủ yếu là lao động trẻ, có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, năng động sáng tạo với lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao.

4. Hệ thống ngân hàng, hải quan, kho vận đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh

Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có sự hiện diện đầy đủ các ngân hàng lớn nhất Việt Nam, đủ khả năng đáp ứng tốt các nhu cầu về vốn cho hoạt động đầu tư sản xuất - kinh doanh cho các doanh nghiệp. Các dịch vụ tài chính khác cũng được hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng cung cấp một cách hết sức nhanh chóng, chính xác và an toàn góp phần hỗ trợ cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế trong toàn tỉnh.

Phú Thọ hiện có chi nhánh hải quan đặt tại cảng cạn ICD đáp ứng nhu cầu thông quan xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

5. Hệ thống điện nước đầy đủ

Hệ thống điện: Phú Thọ có đường điện quốc gia 500KV, 220KV, 110KV đi qua tỉnh (từ nguồn thủy điện Thác Bà, Hòa Bình, Sơn La). Hệ thống điện ở Phú Thọ rất ổn định đảm bảo cung cấp đủ điện cho mọi nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

Cấp nước: Hiện nay 70% dân số trong tỉnh đã được dùng nước sạch. Thành phố, thị xã, thị trấn đã có nhà cung cấp nước sạch, tổng công xuất trên 150.000 m3/ngày đêm; các nhà máy cũng sẵn sàng cung cấp đáp ứng yêu cầu nước thô phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Hệ thống thông tin liên lạc: Hiện tại trên địa bàn Phú Thọ tất cả các dịch vụ bưu chính viễn thông với chất lượng cao đã được hòa mạng bưu chính viễn thông quốc gia đảm bảo liên lạc thông suốt trên toàn quốc và quốc tế.

CƠ HỘI ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP TẠI PHÚ THỌ

Phú Thọ có thành phố Việt Trì là một trong những thành phố công nghiệp đầu tiên của Việt Nam tập trung phát triển mạnh về các lĩnh vực như sản xuất giấy, phân bón, giầy da, may mặc… Hiện nay, quỹ đất phát triển công nghiệp của tỉnh Phú Thọ rất dồi dào với giá thuê đất rẻ, thời gian thuê đất 50 năm. Hiện tỉnh Phú Thọ đã Quy hoạch 07 khu công nghiệp diện tích trên 2.366ha, 26 cụm công nghiệp diện tích trên 1.120ha

Phú Thọ mời gọi các nhà đầu tư quan tâm đầu tư các dự án thuộc tất cả các lĩnh vực (chỉ hạn chế đối với các dự án thuộc lĩnh vực hóa chất, nhuộm… có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường). Trong đó đặc biệt khuyến khích, thu hút các dự án: Kinh doanh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, cơ khí lắp ráp, cơ khí nông nghiệp, điện tử, công nghiệp phụ trợ, chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may cao cấp, đồ uống, các dự án nông nghiệp áp dụng công nghệ cao có quy mô lớn gắn liền với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, phát triển các dịch vụ giao thông, vận tải logistics, khu du lịch, vui chơi nghỉ dưỡng cao cấp, trung tâm thương mại, siêu thị, sản xuất thuốc tân dược, dịch vụ giáo dục - đào tạo, dịch vụ y tế chất lượng cao…

Các dự án trọng điểm Phú Thọ đang kêu gọi đầu tư: 

I. Hạ tầng cụm công nghiệp

1. Đầu tư xây dựng & kinh doanh hạ tầng CCN Ngọc Quan - Huyện Đoan Hùng
2. Đầu tư xây dựng & kinh doanh hạ tầng CCN Lương Sơn - Huyện Yên Lập

II. Dự án sản xuất công nghiệp

1. Dự án sản xuất linh kiện điện, điện tử - Các KCN Trung Hà, Phú Hà, Cẩm Khê

2. Dự án sản xuất gỗ công nghiệp MDF, HDF - CCN Sóc Đăng, CCN Ngọc Quan

3. Dự án nhà máy sản xuất thuốc tân dược - KCN Phú Hà, KCN Trung Hà

ĐỂ RÚT NGẮN THỜI GIAN TRIỂN KHAI ĐẦU TƯ, tỉnh Phú Thọ khuyến khích, định hướng các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã có mặt bằng sạch hoặc đã được phê duyệt quy hoạch.

1. Quyết định chủ trương đầu tư:

Thủ tục này chỉ áp dụng đối với các dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; dự án có sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển sao. Sau khi quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư thực hiện việc nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất nước trước khi thực hiện các thủ tục tiếp theo.

Quyết định chủ trương đầu tư bao gồm nội dung thông tin về dự án, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo quy định; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất cho phù hợp với việc sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh.

2. Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Thủ tục này áp dụng đối với các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định Luật Đầu tư. Nội dung bao gồm mã số dự án đầu tư; tên và địa chỉ của Nhà đầu tư; địa điểm thực hiện dự án, diện tích sử dụng đất; mục tiêu quy mô đầu tư; thời gian hoạt động của dự án; tiến độ thực hiện dự án; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có); các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có)..

Chat qua zalo